Nhiều chính sách mới khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Các chính sách được quy định trong Nghị quyết áp dụng cho các hoạt động sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp thuộc phạm vi các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết trên địa bàn TP Hà Nội; hoạt động sản xuất, phát triển nông nghiệp theo quy hoạch; xây dựng hạ tầng nông thôn.
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND TP đánh giá việc ban hành Nghị quyết là cần thiết. Đối với thành phố Hà Nội, khu vực nông nghiệp và nông thôn đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, trong giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân, góp phần ổn định chính trị xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển nông nghiệp, nông thôn được Thành phố đặc biệt quan tâm, trong giai đoạn năm 2012-2015, HĐND thành phố đã ban hành 4 nghị quyết về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn; sản xuất nông nghiệp vùng chuyên canh tập trung; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hàng năm, HĐND thành phố đều quan tâm đảm bảo bố trí nguồn kinh phí ngân sách đế thực hiện các chính sách. Hơn 5 năm thực hiện các Nghị quyết, thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập ừung trên địa bàn Thành phố, nông nghiệp Thủ đô phát triển, đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tê của thành phố...
Tuy nhiên, qua kết quả giám sát, khảo sát việc triển khai thực hiện một số chính sách theo Nghị quyết của HĐND TP cho thấy còn gặp khó khăn, hiệu quả chưa cao, chưa vào cuộc sống. Kỳ họp thứ 6, HĐND Thành phố (tháng 7/2018) đã thảo luận và quyết nghị giao nhiệm vụ UBND Thành phố cần thiết tiến hành rà soát, đánh giá, báo cáo HĐND Thành phố bổ sung, điều chỉnh các chính sách đảm bảo các quy định pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị quyết mới thay thế các nghị quyết đã có của HĐND Thành phố và cập nhật, bổ sung các quy định mới thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố như UBND thành phố trình với quan điểm, nguyên tắc: kế thừa những chính sách vẫn còn hiệu quả, không trái quy định của Trung ương; chính sách, nội dung mới đề xuất áp dụng mức cao nhất trong khung quy định của Trung ương, phù họp với thực tiễn và khả năng nguồn lực của địa phương.
Trước khi biểu quyết thông qua Nghị quyết, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất với các nội dung của Nghị quyết. ĐB Dương Thị Hằng (tổ Long Biên) đề nghị UBND thành phố sớm ban hành kế hoạch với những giải pháp cụ thể để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, các cơ chế được đưa vào thực tiễn, như phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Đại biểu cũng đề nghị UBND thành phố rà soát kỹ kế hoạch quy hoạch tổng thể, phân khu để đầu tư hợp lý, tránh lãng phí. Sau khi thẩm tra, đại biểu Hằng cho biết, còn một số bất cập, như xã Văn Đức (Gia Lâm) là vùng phát triển trồng rau an toàn tốt, nổi tiếng, nhưng trong báo cáo quy hoạch đến năm 2020 không đề cập đến việc dành đất trồng rau tại đây, mà thay vào đó là phát triển nguồn thịt.
Theo đại biểu Hằng, hiện các hợp tác xã gặp khó khăn vì nhu cầu về vốn lớn, tuy nhiên, việc đáp ứng vốn cần tài sản bảo đảm. Đại biểu đề xuất thành phố quan tâm hơn để tạo được những nguồn quỹ, bắc cầu hỗ trợ đầu tư cho phát triển nông nghiệp.