Nhận định đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 ở Hà Nội

Ngay sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội, giáo viên tổ Ngữ văn - Hệ thống giáo dục HOCMAI đã đưa ra nhận định về đề thi năm nay.
Các mốc thời gian thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội cần ghi nhớ Cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021 Thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: Phụ huynh, thí sinh hồi hộp trước giờ “G”

Theo giáo viên của Hệ thống giáo dục HOCMAI, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội năm học 2022-2023 có gần 107.000 sĩ tử tham gia nhưng chỉ có 77.000 suất vào các trường THPT công lập. Đây là năm có tỉ lệ “chọi” ở mức cao kỉ lục ở Hà Nội trong nhiều năm qua.

Điều đặc biệt, những thí sinh tham dự kì thi năm nay cũng là lứa học sinh phải trải qua gần 3 năm học, ôn tập trực tuyến trong bối cảnh của đại dịch COVID- 19.

Nhận định đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 ở Hà Nội
Đề thi môn Ngữ văn

Cấu trúc đề của thành phố Hà Nội vốn có đặc trưng riêng và vẫn giữ ổn định nhiều năm, năm nay cũng không ngoại lệ. Do thời gian làm bài quay trở về 120 phút nên số lượng câu hỏi thành phần tăng so với đề thi 2021-2022 (với thời gian 90 phút) là điều tất yếu. Kiến thức Văn học và Tiếng Việt trải ra ở cả hai học kì, tuy nhiên trọng tâm vẫn rơi vào nội dung của Học kì II, phù hợp với tình hình “đặc biệt” của năm học 2021 - 2022.

Với sức ép của số lượng thí sinh rất đông, có thể nói đề thi đã đảm bảo yêu cầu của một kì thi tuyển sinh với độ phân hoá khá tốt, giảm áp lực cho thí sinh lúc làm bài. Dự kiến kiến phổ điểm trung bình không thấp, có thể từ 6.5 - 7.5 nhưng sức nóng điểm chuẩn cũng vẫn sẽ là một vấn đề đáng quan tâm của kì thi năm nay.

Phần I (6,5 điểm): Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một văn bản có giá trị, ngữ liệu trong đề đã bóc tách được những câu thơ, đoạn trích xác đáng để đưa vào các câu hỏi thành phần. Một phần của câu hỏi 1 tương đồng với câu hỏi 1 trong phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 9, tập 2 (tr.57), rất quen thuộc với học sinh.

Tuy vậy, câu hỏi số 3 nhiều khả năng liên quan đến 1 văn bản thuộc phần “Khuyến khích học sinh tự đọc” trong Phụ lục 2 của Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH mà học sinh có thể lựa chọn trong lúc làm bài

Phần II (3,5 điểm): Ngữ liệu được lựa chọn không mới, đã xuất hiện nhiều lần trong các đề thi thử sức. Với ngữ liệu quen thuộc và đoạn trích rất ngắn, việc các câu hỏi thành phần và vấn đề nghị luận xã hội được nêu ra rất quen thuộc với thí sinh là điều có thể dự báo trước. Tuy nhiên, do số điểm của phần này không cao nên có thể giúp thí sinh dễ dàng lấy được điểm số tốt cho bài thi năm nay.

Ngọc Minh
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động