Nét đẹp phong tục xin chữ đầu năm

Đối với người Việt Nam, từ xa xưa, con chữ đã rất được trân trọng. Với quan niệm “biết chữ” là chạm vào cánh cửa của tương lai... nên vào mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt thường có phong tục xin chữ và cho chữ.
Hội chữ Xuân 2024 có gì mới? Hội chữ Xuân 2024 có gì mới?
Giới trẻ háo hức xin chữ đầu năm, lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống Giới trẻ háo hức xin chữ đầu năm, lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống
250.000 lượt du khách tới tham quan di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám 250.000 lượt du khách tới tham quan di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Có hai kiểu xin chữ, một là xin chữ, hai là xin nghĩa. Người ta sẽ đến gặp những người có sự tu dưỡng về văn từ, nhất là những nhà khoa bảng để xin nghĩa sau đó mới đem cái nghĩa đó đến nhờ người hay chữ viết hộ. Khi muốn xin chữ, người ta chuẩn bị một lễ nhỏ (cau trầu, chè thuốc đến nhà thầy đồ) học vị Tú tài được vua ban, hoặc nho sĩ hay chữ trong vùng được kính trọng.

Những người được mọi người xin chữ là những nho sĩ, những thầy giáo, thầy đồ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, viết chữ đẹp. Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình, bản thân.

Nét đẹp phong tục xin chữ đầu năm
Hoạt động xin chữ, cho chữ đang diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) góp phần gìn giữ phong tục đẹp của dân tộc.

Bên cạnh chữ đại tự, các thầy đồ còn viết chữ mừng xuân mới và thường là: Xuân, Thọ, Khang, Ninh, Phúc, Đức hay Phú, Quý, Lộc... Người trung niên thường xin các chữ Tâm, Đức, Nhẫn; nam thanh nữ tú hay xin các chữ Danh, Duyên, Hiếu, Trung. Học sinh, sinh viên thường xin chữ Minh, Đăng Khoa, Trí tuệ; mừng cho các cụ cao tuổi thì không thể thiếu chữ Phúc, Lộc, Thọ. Các doanh nhân thì thường mong chữ Lộc, chữ Tín, chữ Phát. Trên nền giấy hồng, giấy đỏ, là biểu tượng màu may mắn, tốt lành, tùy theo nội dung của chữ mà người viết bằng mực nho hay nhũ vàng để có ý nghĩa nhất cho người đến xin chữ. Mỗi chữ ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, công việc, thể hiện mong ước cho một năm mới.

Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp, là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh, tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng, cùng nhau hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Đó cũng là một minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Nét đẹp phong tục xin chữ đầu năm
Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 mở cửa miễn phí từ 8 giờ sáng đến 22 giờ tối hàng ngày, từ ngày 3/2 đến ngày 19/2 (tức ngày 24 tháng Chạp đến mùng 9 tháng Giêng)

Năm nay, Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 vẫn diễn ra tại Hồ Văn (Văn Miếu - Quốc Tử Giám" . Không gian bài trí của Hội chữ Xuân đậm chất truyền thống, cuốn hút và là nơi check in, trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam lý tưởng của các bạn trẻ và du khách bốn phương.

Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 mở cửa miễn phí từ 8 giờ sáng đến 22 giờ tối hàng ngày, từ ngày 3/2 đến ngày 19/2 (tức ngày 24 tháng Chạp đến mùng 9 tháng Giêng) để phục vụ người dân và du khách thập phương chơi Tết Xuân Giáp Thìn 2024.

Với hoạt động phổ biến là cho chữ, xin chữ tại Hồ Văn, Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 quy tụ 40 gian lều thư pháp được bố trí quanh hồ. Song song với Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024, Triển lãm thư pháp “Hiếu học” trưng bày 50 tác phẩm thư pháp tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm vòng quanh Hồ Văn. Không gian triển lãm được trưng bày với 9 cột trụ nổi bật, là biểu tượng cho con đường học vấn.

Nét đẹp phong tục xin chữ đầu năm
Song song với Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024, Triển lãm thư pháp “Hiếu học” trưng bày 50 tác phẩm thư pháp tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm vòng quanh Hồ Văn.

Du khách đến với Hội chữ sẽ có cơ hội trải nghiệm không gian, nhìn ngắm và lựa chọn ông đồ với phong cách, nét chữ ưng ý để xin những bức thư pháp đầy nghệ thuật cho mùa Tết.

Bảo Phương
Phiên bản di động