Mục sở thị cách dệt chiếu cói ở làng nghề Phú Yên

Làng nghề dệt chiếu cói ở Phú Yên nổi tiếng nhờ nguồn hàng ổn định, sản phẩm 100% nguồn gốc tự nhiên, đáp ứng được cơ bản nhu cầu của thị trường.
Bão số 12 đi vào tỉnh Phú Yên làm 1 người mất tích, 1 người bị thương Phú Yên: Sơ tán người dân trên các vùng nuôi trồng thủy sản tại TX Sông Cầu

Để làm ra một chiếc chiếu cói cần trải qua nhiều công đoạn. Cói thu hoạch rồi đem phơi, bó lại từng bó rồi mới đem nhuộm. Sau khi nhuộm tiếp tục phơi, trước khi dệt.

Dệt chiếu cói
Dệt chiếu cói

Nhuộm cói là công đoạn quan trọng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm.

Phơi cói cần nắng tốt thì màu mới được tươi, đẹp.

Do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, nhiều gia đình ở làng nghề dệt chiếu cói đã trang bị máy móc để dệt, giúp tăng năng suất sản phẩm. Song vẫn có những "người thợ" dệt thủ công như ở gia đình nhà anh Liêm.

Làng nghề duy trì việc làm cho nhiều lao động trong vùng
Làng nghề duy trì việc làm cho nhiều lao động trong vùng

Làng nghề nhiều năm nay vẫn phát triển mạnh, giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong vùng. Trung bình một người làm chiếu thu nhập khoảng 4 triệu đồng một tháng. Phần lớn lao động trong làng là nữ.

Người dân Tuy An phơi sợi cói trước khi dệt chiếu
Người dân Tuy An phơi sợi cói trước khi dệt chiếu

Một cặp chiếu dệt thủ công, giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng, chiếu dệt máy giá khoảng 130.000 – 160.000 đồng mỗi cặp.

Sản phẩm chiếu của làng nghề không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận.

Anh Đàm Minh Thắng, du khách Hà Nội chia sẻ: Lần đầu được trải nghiệm các công đoạn làm chiếu cói ở làng nghề xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ), tôi thực sự hứng thú. Nhờ được tận mắt thấy cách làm chiếu cói mà tôi thấy rằng sản phẩm này thực sự an toàn với sức khỏe; không những thế tôi thấy đây là cách làm du lịch hiệu quả của người dân Phú Yên khi biết gắn với việc giữ gìn nghề làm chiếu cói truyền thống.

Hoa Thành - Dũng Nguyễn
Phiên bản di động