Mẹ cùng con tăng động, giảm chú ý đi bộ 5km mỗi tối

Khi con được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD), chị Mai Hương (Hà Nội) đã cho cậu con trai 4 tuổi theo học lớp đặc biệt và ngày ngày theo con đi bộ 5km để con giảm bớt năng lượng trong người.
Tan máu bẩm sinh - căn bệnh đe dọa tương lai của giống nòi Đợt bùng phát Ebola lớn thứ 2 lịch sử làm 1.000 người chết ở Congo Hà Nội: Nhiều dịch bệnh mùa hè gia tăng

Chị Mai Hương cho biết, chị phát hiện ra con có những biểu hiện lạ như không thể ngồi yên, hay chạy nhảy leo trèo quá mức và dễ bị kích động. Đưa con đi khám, bác sĩ chẩn đoán con chị bị chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý. Chị được bác sĩ hướng dẫn cho con theo học một lớp đặc biệt để can thiệp sớm, giảm thiểu hành vi tăng động. Đồng thời, chị cũng điều chỉnh chế độ ăn cho con theo hướng dẫn của bác sĩ (tránh những thực phẩm nhạy cảm khiến con dễ tăng triệu chứng như đường, đồ ăn ngọt, sữa, đậu tương, bánh mỳ, bánh quy...) và giúp con tiêu hao bớt năng lượng bằng các hoạt động thường ngày.

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn tâm thần hay gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần - lần thứ 4 bản sửa đổi” (DSM - IV TR), tỷ lệ trẻ ADHD là 3 - 7% trong độ tuổi đi học. Ở Hoa Kì, ước tính từ 5% đến 9% trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi mắc ADHD, tỷ lệ này tương tự với tỷ lệ trẻ mắc ADHD ở nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ có vấn đề về chú ý khoảng 4% trên 1.320 trẻ được nghiên cứu.

me cung con tang dong giam chu y di bo 5km moi toi
Trẻ bị tăng động giảm chú ý dễ suy giảm chức năng xã hội ở tuổi trưởng thành. Ảnh minh họa

Trẻ bị tăng động sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển cảm xúc cũng như kỹ năng xã hội. Hơn 50% trẻ bị tăng động có biểu hiện triệu chứng suốt thời kì thanh thiếu niên và suy giảm chức năng xã hội ở tuổi trưởng thành.

Bên cạnh đó, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý dễ mắc kết hợp các rối loạn tâm thần khác, dễ gặp tai nạn hơn trẻ bình thường.

Cha mẹ có thể nhận biết con bị rối loạn tăng động, giảm chú ý thông qua tình trạng: vận động nhiều, luôn nhấp nhỏm, chạy nhảy, leo trèo; khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp công việc; thường xuyên đánh mất các vật dụng cần thiết cho công việc, học tập; thường xuyên quên trong hoạt động, sinh hoạt hằng ngày; khó khăn trong việc tuân thủ yêu cầu từ người khác; gặp khó khăn mỗi khi phải chờ đợi đến lượt; bật ra những câu trả lời khi chưa nghe hết câu hỏi, nói quá nhiều…

Khi trẻ có biểu hiện của ADHD, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở khám chuyên khoa Tâm thần Nhi để được khám, đánh giá chính xác, toàn diện và được tư vấn, can thiệp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Theo thông tin từ bệnh viện Bạch Mai, Việc phát hiện sớm, điều trị sớm, can thiệp đúng cách có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, hồi phục chức năng cho các trẻ bị ADHD. Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nặng của rối loạn, thể lâm sàng, điều trị trước đó... mà có chỉ định điều trị, can thiệp phù hợp.

Huyền My
Phiên bản di động