Lùm xùm sai phạm, ''soi'' tình hình kinh doanh của Gang thép Thái Nguyên

Trong bối cảnh bị thanh tra, năm 2018, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên chỉ lãi vỏn vẹn gần 28 tỷ đồng, giảm tới 71% so với năm 2017.
lum xum sai pham soi tinh hinh kinh doanh cua gang thep thai nguyen

Theo báo cáo tài chính quý 4/2018 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS), doanh thu thuần quý này của TIS đạt 2.703 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2017; lợi nhuận gộp đạt 102 tỷ đồng, tăng 16%. Mặc dù vậy, kỳ này chi phí tài chính tăng lên 62,7 tỷ đồng, tương ứng 24% so với cùng kỳ năm 2019, cộng với chi phí quản lý tăng gấp đôi khi chiếm gần 63 tỷ đồng khiến TIS lỗ thuần hơn 24 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi thuần 630 triệu đồng.

Trong quý 4/2018, nhờ ghi nhận thêm hơn 3 tỷ đồng lợi nhuận khác (cùng kỳ năm ngoái là 25,9 tỷ đồng, giảm 88%) đã kéo mức lỗ của TIS giảm xuống còn 19 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2017 lãi với con số tương tự. Tính chung cả năm 2018, TIS ghi nhận 10.935 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so năm 2017. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt xấp xỉ 28 tỷ đồng, giảm 71% so với năm 2017. Như vậy, TIS chỉ thực hiện được 18% kế hoạch năm đặt ra.

Đáng nói, theo báo cáo tài chính, kết thúc năm 2018, trong khi tổng nguồn vốn của TIS ở mức 10.577 tỷ đồng thì nợ phải trả chiếm tới 8.707 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 4.900 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 3.800 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong khoản nợ phải trả trên có khoản vay nợ tài chính ngắn và dài hạn lên tới 2.914 tỷ đồng và 2.803 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, nợ xấu của TIS vẫn ở mức 651 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi là 393 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, nợ xấu của TIS vẫn ở mức 651 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi là 393 tỷ đồng.

Đặc biệt, tính đến cuối năm 2018, nợ xấu của TIS vẫn ở mức 651 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi là 393 tỷ đồng, còn lại là khó có khả năng thu hồi. Trong khoản nợ khó có khả năng thu hồi đáng chú ý có ''con nợ" là Công ty TNHH TM và DL Trung Dũng với số tiền 252 tỷ đồng.

Được biết, tình hình kinh doanh không mấy khả quan của TIS diễn ra trong bối cảnh Thanh tra Chính Phủ thanh tra toàn diện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Theo Báo Tiền Phong, mới đây, sau quá trình thanh tra, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam vừa ký ban hành kết luận thanh tra trong đó chỉ ra loạt sai phạm tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Theo kết luận thanh tra, tháng 4/2005, Thủ tướng Chính đồng ý chủ trương cho TIS đầu tư dự án công suất sản xuất phôi thép từ 250.000 tấn lên 750.000 tấn/năm. Đến tháng 8/2012, trên cơ sở báo cáo của TIS, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) có văn bản gửi Bộ Công thương và bộ này đã báo cáo Thủ tướng đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.800 tỷ đồng lên hơn 8.100 tỷ đồng.

Đến tháng 11/2012, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của phó thủ tướng giao Bộ Công thương tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành về đề nghị tăng tổng mức đầu tư dự án…Đến tháng 5/2013, Chủ tịch HĐQT TIS ký quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tăng thêm hơn 4.200 tỷ đồng, thời gian thực hiện đến hết năm 2014 đi vào hoạt động.

Thanh tra Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh, tăng tổng mức đầu tư tăng thêm 4.200 tỷ đồng là thiếu cơ sở pháp lý, ảnh hưởng hiệu quả dự án. Mặt khác, thực tế dự án này đã kéo dài, chậm tiến độ trên 10 năm, đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay. Mặc dù tổng mức đầu tư của dự án đã tăng nhưng toàn bộ các hạng mục chính chưa hoàn thành. Nhà thầu là Công ty Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc chưa chuyển đủ thiết bị theo danh mục, tình trạng máy móc thiết bị hư hỏng, sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án.

Vẫn theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tổng giá trị thanh toán tính đến 31/12/2016 của dự án này gần 4.500 tỷ đồng, trong đó chi phí thiết bị hơn 2.100 tỷ đồng, chi phí xây dựng gần 1.000 tỷ đồng... Tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả của dự án là 3.900 tỷ đồng.

Đáng chú ý, kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, Văn phòng Chính phủ có 2 văn bản trình Phó thủ tướng và thông báo ý kiến của phó thủ tướng, trong đó có nội dung đồng ý TIS thanh toán các khoản chi phí trả cho MCC (vật tư và thiết bị hư hỏng bởi gỉ sét, lão hóa do để lưu kho bãi lâu ngày...)….không đúng với hợp đồng EPC, quy định pháp luật về đầu tư.

Trước những dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện trong quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ, trong đó có sai phạm liên quan đến việc tổng giám đốc TIS và một số cán bộ ký hợp đồng, văn bản tiếp nhận nhiều loại máy móc, thiết bị không đúng chủng loại, thông số kỹ thuật; phê duyệt và thanh toán nhiều khoản tiền cho nhà thầu vi phạm quy định.

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý về kinh tế với số tiền sai phạm lên tới hàng ngàn tỉ đồng, bao gồm: thu hồi khoản tiền thanh toán cho MMC số tiền hơn 13 triệu USD; xử lý số tiền thanh toán sai cho các nhà thầu phụ hơn 876 tỷ đồng, gần 10 tỷ đồng chi cho việc tiếp khách, đi công tác nước ngoài…

Cùng với các kiến nghị xử lý nêu trên, Thanh tra Chính phủ đã chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung Ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, sai phạm thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Văn Huy
Phiên bản di động