Linh thiêng chùa Thầy

Chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) thờ 3 kiếp của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Địa chỉ tâm linh này nổi tiếng xa gần bởi nét đẹp cổ kính và sự huyền bí.
Tuyên dương các thầy cô Hiệu trưởng, giáo viên làm Tổng Phụ trách Đội tiêu biểu của Thủ đô năm 2022

Xây dựng dưới thời vua Lý Nhân Tông (1066-1128), chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) được Nhà nước chính thức công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt kể từ năm 2015.

Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. Đặc biệt, theo truyền thuyết, thiền sư Từ Đạo Hạnh có một kiếp thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông.

Linh thiêng chùa Thầy

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao rồng). Sân có hàm rồng. Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa

Linh thiêng chùa Thầy
Hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa.

Trước sân chùa Thầy, tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính. Đặc biệt vào những ngày tháng ba, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa nở đỏ rực một góc trời khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú

Linh thiêng chùa Thầy
Trước sân chùa Thầy, tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính
Linh thiêng chùa Thầy
Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy
Linh thiêng chùa Thầy
Nét chạm khắc tinh xảo trên cánh cửa gỗ hàng trăm năm tuổi
Linh thiêng chùa Thầy
Chị Nguyễn Thị Huệ (Hướng dẫn viên BQL Di tích chùa Thầy) giới thiệu với du khách về hòn đá Dương đã mang lại sự bình yên cho ngôi chùa nghìn năm tuổi
Chị Nguyễn Thị Huệ (Hướng dẫn viên BQL Di tích chùa Thầy) giới thiệu với du khách về hòn đá Dương đã mang lại sự bình yên cho ngôi chùa nghìn năm tuổi
Du khách nước ngoài hào hứng thăm quan chùa Thầy
Du khách nước ngoài hào hứng thăm quan chùa Thầy
Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy, giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.

Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy, giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.

Vũ Cường
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động