Liên tiếp xảy ra động đất có phải bất thường?
Động đất 2,4 độ richter ở Thừa Thiên Huế |
Hà Nội tiếp tục rung chấn do động đất |
Động đất tại Cao Bằng kéo theo dư chấn gây rung lắc tại Hà Nội |
Liên tiếp xảy ra động đất có phải bất thường?
Theo tài liệu của Nhóm điều phối Chương trình Liên Hợp Quốc về thiên tai và trường hợp khẩn cấp, Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng lục địa Á - Âu, Việt Nam không nằm trên đường ranh giới của bất kỳ mảng kiến tạo nào, như vậy, ít có nguy cơ bị tổn thương vì động đất so với các nước khác trong khu vực.
Mặc dù được các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá là một trong những quốc gia có đứt gãy hoạt động tương đối bình ổn. Tuy vậy, thời gian gần đây một số khu vực như Thừa Thiên Huế, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… đã xảy ra động đất, sụt lún.
Các khu vực phía Bắc của Việt Nam có nguy cơ xảy ra địa chấn từ mức thấp đến mức vừa phải. Khu vực này có một số hệ thống phay (geologic fault) đứt gãy xung quanh khu vực sông Hồng, sông Mã và khu vực Lai Châu - Điện Biên. Những đường đứt đoạn này có thể có chiều dài vài trăm kilômét và tốc độ trượt trong khoảng từ 0,5-2mm mỗi năm. Với các phay địa chất có chiều dài như vậy, các khu vực phía Bắc có khả năng xảy ra các trận động đất với cấp độ 5.7-7 richter.
Thực tế từ tháng 3 đến nay, đã liên tiếp xảy ra các trận động đất. Cụ thể, hồi 6h12'26'' (giờ GMT) ngày 16.6.2020, tức 13h12'26'' (giờ Hà Nội) cùng ngày, một trận động đất có độ lớn 4,9 xảy ra tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Trước đó, hồi 16h43'16'' (giờ GMT) ngày 15.6.2020 tức 23h43'16'' (giờ Hà Nội) ngày 15.6.2020, một trận động đất có độ lớn 3.3 xảy ra tại vị trí có tọa độ 22.492 độ vĩ Bắc, 102.740 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Hồi 4h40'45'' (giờ GMT) ngày 13.6.2020 tức 11h40'45'' (giờ Hà Nội) ngày 13.6.2020 một trận động đất có độ lớn 2.7 xảy ra tại vị trí có tọa độ (15.360 độ vĩ Bắc, 108.126 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 5km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra, còn nhiều trận động đất đã xảy ra tại các địa phương khác.
TS Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho rằng, số lượng các trận động đất hàng năm tăng lên hay giảm xuống là điều bình thường. Hoạt động động đất vẫn tích lũy năng lượng và sau đó giải phóng nên xảy ra các hiện tượng như vậy.
Thủy điện có là tác nhân gây động đất?
Theo TS Nguyễn Xuân Anh, chỉ xây đập thủy điện ở khu vực đất gãy thì mới mới tác động gây động đất kích thích. Do đó, tùy từng khu vực, khi xây dựng đập thủy điện cao thì phải thực hiện khảo sát. Không bao giờ xây dựng thủy điện ở những khu vực đứt gãy.
Quy mô đập thủy điện càng lớn càng phải khảo sát kỹ. Ở Lai Châu cũng có một số đập thủy điện. Tuy nhiên, nói về vấn đề này (đập thủy điện có phải tác nhân gây động đất hay không-PV) cần phải có những khảo cứu, đánh giá nghiêm túc.
Bản đồ vị trí chấn tâm trận động đất tại Lai Châu ngày 16.6. Nguồn: Viện Vật lý địa cầu |
Nếu xây dựng thủy điện tại khu vực không có hoặc xa khu vực có đứt gãy thì không ảnh hưởng.
Trước khi xây dựng một công trình thủy điện lớn, phải khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm của động đất đối với công trình đó trước khi khởi công để đảm bảo công trình đó không bị ảnh hưởng gây động đất kích thích.
"Động đất kích thích là động đất mà tự nhiên ở khu vực đó vẫn có, khi xây hồ đập, những hoạt động của đào hầm mỏ, hoặc hồ nước sẽ gây áp lực làm cho hoạt động động đất này xảy ra sớm hơn so với tự nhiên” - TS Nguyễn Xuân Anh nói.
"Động đất kích thích là động đất mà tự nhiên ở khu vực đó vẫn có, khi xây hồ đập, những hoạt động của đào hầm mỏ, hoặc hồ nước sẽ gây áp lực làm cho hoạt động động đất này xảy ra sớm hơn so với tự nhiên” - TS Nguyễn Xuân Anh nói.