Kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn
Kích thích “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Một số điểm sáng của kinh tế - xã hội Việt Nam |
Theo tờ trình của Chính phủ về đánh giá kết quả đạt được trên các lĩnh vực theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2023 cho thấy, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiếm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm dần, 8 tháng tăng 3,1%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.
Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng ước đạt 69,4% dự toán, phấn đấu cả năm đạt 100% dự toán được giao khi thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu duy trì xu hướng tháng sau tăng so với tháng trước, cán cân thương mại 8 tháng năm 2023, xuất siêu 20,19 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu là 1,34 tỷ đô USD), góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, hỗ trợ cân đối cung cầu ngoại tệ, cả năm 2023, ước xuất siêu 14,4 tỷ USD.
Nhìn chung, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ, đồng lòng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng phục hồi. Trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2023, ít nhất có 10/15 chủ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. |
Tuy nhiên, tờ trình của Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế khó khăn hiện nay, trong đó tăng trưởng kinh tế các quý chưa đạt mục tiêu đề ra, dù tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nhưng tính chung 6 tháng GDP chỉ tăng 3,72%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp, sản xuất công nghiệp còn chậm, chưa phục hồi hoàn toàn so cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động sản xuất kinh doanh còn găp nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường trong nước bị thu hẹp, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ, tiếp cận tín dụng còn khó khăn, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu có xu hướng tăng, các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp còn tiềm ẩn rủi ro, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước còn gặp khó khăn.
Mặt khác, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, số lao động mất việc làm, giảm giờ làm, rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa được khắc phục.
Nguyên nhân được chỉ ra có cả khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trong đó, việc nắm bắt và dự báo vẫn chưa sát, phan ứng chính sách của một số cơ quan, địa phương còn chậm, chưa kịp thời, chưa tận dụng hết các cơ hội phục hồi và phát triển từ bên trong.
Một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật và công tác tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn hạn chế, bất cập, hiệu quả chưa cao; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý chưa kịp thời, nhất là những vấn đề phát sinh mới.
Có lúc, có nơi còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, ngại khó; thủ tục hành chính còn rườm rà, ách tắc; phân cấp, phân quyền còn vướng mắc; tâm lý né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong một số trường hợp và trong một bộ phận cán bộ, công chức chưa được khắc phục hiệu quả.
Theo Chính phủ, năm 2024 là năm thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng dự báo nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí còn nhiều hơn cả năm 2023.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ tiếp tục đặt ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hoà, chặt chẽ với chính sách tài khoá, mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác nhằm ưu tiên thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế, giữ ững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.