Khởi động Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường, góp sức bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam

Tham gia vào Liên minh Doanh nghiệp Việt Nam vì môi trường (VB4E), các doanh nghiệp thành viên sẽ cùng thực hiện các dự án bảo tồn tại Việt Nam; đem đến cơ hội phát triển mạng lưới, trao đổi, nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng và phát triển các thực hành doanh nghiệp bền vững. 
khoi dong lien minh doanh nghiep vi moi truong de bao ton da dang sinh hoc viet nam Thủ tướng Chính phủ: Bảo vệ môi trường đừng để “nói mãi cũng nhờn”
khoi dong lien minh doanh nghiep vi moi truong de bao ton da dang sinh hoc viet nam Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống cho người dân
khoi dong lien minh doanh nghiep vi moi truong de bao ton da dang sinh hoc viet nam Khói mù mịt sau vụ thu hoạch lúa ở ngoại thành

Ngày, 17/6/2020, IUCN phối hợp cùng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường và Tập đoàn TH sẽ tổ chức hội thảo Khởi động Liên minh Doanh nghiệp Việt Nam vì Môi trường (VB4E) - Cơ hội mới để huy động doanh nghiệp tham gia bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Hội thảo sẽ được tổ chức từ 13:00 - 16:30 chiều tại Phòng họp Tầng 3- Khách sạn Novotel , số 5 Duy Tân, Hà Nội.

khoi dong lien minh doanh nghiep vi moi truong de bao ton da dang sinh hoc viet nam
Làm sạch biển và kiểm toán rác

VB4E là một sáng kiến do IUCN khởi xướng và được thành lập cùng với Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên Môi trường (ISPONRE), Bộ Tài nguyên & Môi trường (Bộ TN&MT) cùng Tập đoàn TH, là liên minh được thành lập với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Liên minh sẽ tập trung vào ba hoạt động chính là xây dựng ngân hàng ý tưởng trực tuyến, hỗ trợ vận động chính sách và nâng cao năng lực. Một điểm nổi bật của VB4E đó là ngân hàng ý tưởng nơi các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp cùng các bên liên quan có thể hợp tác cùng xây dựng và thực hiện các dự án bảo tồn.

Những dự án hợp tác này có thể bao gồm các lĩnh vực chính sau: bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý rác thải nhựa, phát triển du lịch bền vững, bảo tồn biển và ven biển, khôi phục cảnh quan rừng, bảo tồn nước và đất ngập nước, năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu. Tham gia vào VB4E, các công ty thành viên có thể tăng cường các nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua các dự án được thực hiện, chia sẻ và nhân rộng các thực hành doanh nghiệp bền vững, tham gia vào quá trình vận động chính sách góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp.

khoi dong lien minh doanh nghiep vi moi truong de bao ton da dang sinh hoc viet nam
OECMs hay “Biện pháp Bảo tồn Khu vực Hiệu quả khác” sẽ được giới thiệu và thảo luận như một cơ hội mới để tăng cường sự tham gia và ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp, cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học

Tại hội thảo khởi động này, OECMs hay “Biện pháp Bảo tồn Khu vực Hiệu quả khác” sẽ được giới thiệu và thảo luận như một cơ hội mới để tăng cường sự tham gia và ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp, cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1976 đặt mục tiêu đến năm 2020 mở rộng tổng diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu héc-ta (khoảng 7% diện tích tự nhiên của cả nước) và đến nay mục tiêu này cũng hầu như đã đạt được. Tuy nhiên, hầu như không có triển vọng nào cho thấy Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 17% diện tích đất liền được bảo vệ vào năm 2020 như Mục tiêu Aichi 11 đã xác định:

Tại Hội nghị Các bên (COP) ở Nagoya năm 2010, các Bên trong công ước CBD, bao gồm Việt Nam, đã công nhận các “Biện pháp Bảo tồn Khu vực Hiệu quả khác” (hay OECM) là phương thức bổ sung cho nỗ lực thành lập các khu bảo tồn chính thức. Điều này mở ra cho Việt Nam một cơ hội mở rộng và liên kết các mạng lưới bảo tồn của quốc gia.

Trên thế giới, các OECM là một cơ hội vừa để công nhận và đóng góp cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học bên ngoài các khu bảo vệ. OECM có thể bao gồm nhiều loại hình quản trị khác nhau và có thể được quản lý bởi người bản địa, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và chính phủ hoặc có thể được quản lý bởi nhiều bên.

IUCN đang xây dựng các hướng dẫn để công nhận và báo cáo các OECM; dự thảo phương pháp luận để xác định các OECM. Bộ TN&MT là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước, trong đó bao gồm các khu vực OECM bên ngoài hệ thống khu bảo tồn. Trong thời gian tới, Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi sẽ được trình để Quốc hội thông qua vào năm 2020, và Luật Đa dạng Sinh học cũng đang có kế hoạch sửa đổi, và đây là các cơ hội để định dạng OECM trong luật.

Nếu như được công nhận chính thức trong Luật, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các nhóm nông dân, các ban quản lý rừng, chính quyền các tỉnh và các cá nhân/tổ chức đang quản lý các quỹ đất rộng lớn với các giá trị đa dạng sinh học sẽ cần phải phối hợp chặt chẽ để xác định các OECM tiềm năng này.

Tiếp cận này sẽ không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng các cam kết bảo tồn với cộng đồng quốc tế mà còn cho phép bảo vệ thêm những sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất nhưng lại đang bị đe dọa như các vùng núi đá vôi bị cô lập, các vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa, các bãi bùn ven biển vốn đang có ít đại diện trong hệ thống khu bảo vệ chính thức hiện thời. Bên cạnh đó, các OECM cũng đem lại cơ hội công nhận sự đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học của doanh nghiệp, cộng đồng thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý chính vùng đất mà họ đang được trao quyền sử dụng.

VB4E là Liên minh “Kêu gọi Hành động”. Bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm đến môi trường Việt Nam đều có thể tham gia và không phải trả phí thành viên.

Đăng ký làm thành viên, vui lòng liên hệ: VB4EAlliance@gmail.com

Thông tin thêm về Liên minh, vui lòng truy cập: www.vb4e.com

D.Minh
Phiên bản di động