Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức

Chùa Tiêu Sơn ở xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh được biết đến là một danh lam cổ tự, nơi thờ Thiền sư Vạn Hạnh – người có công lớn trong việc giáo dưỡng và đưa vua Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nên vương triều Lý.
Du khách nước ngoài chen chân vãn cảnh chùa Trấn Quốc Hải Dương: Cháy lớn tại công ty đang bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo PCCC Vĩnh Phúc: Khai mạc lễ hội Đền Gia Loan - Chùa Biện Sơn Lặng yên trước ngôi chùa cổ nghìn năm vắng bóng tăng ni

Theo các tài liệu ghi lại, Tiêu Sơn tự còn có một tên khác là chùa Thiên Tâm, là danh thắng nổi tiếng đồng thời là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa của Việt Nam.

Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Lỗi lên chùa Tiêu

Đây là chốn tu thiền, giảng đạo của nhiều bậc cao tăng và là nơi Thiền sư Vạn Hạnh, vị Quốc sư, người đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn - vị vua khởi nghiệp triều Lý - trụ trì và viên tịch. Năm 1991, Nhà nước đã công nhận chùa là Di tích lịch sử - văn hóa.

Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Du khách tới đây có thể quét mã QR để tìm hiểu về lịch sử chùa Tiêu

Dựa theo sử sách, chùa Tiêu có từ thời Tiền Lê. Đến thời Lý đã là một trong những trung tâm Phật giáo lớn. Chùa bao gồm: chùa Thiên Tâm ở trên núi Tiêu, là nơi trụ trì hành đạo của nhà sư và chùa Trường Liêu ở dưới núi, nơi ở của các nhà sư.

Chùa dưới núi còn gọi là chùa Lục Tổ, tồn tại đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mới bị phá hủy, sau đó 3 pho tượng Tam Thế và chuông “Tràng Liêu tự chung” được chuyển lên chùa Tiêu.

Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Những bia đá trong chùa

Thời Lê Trung Hưng, chùa Tiêu được trùng tu mở rộng với quy mô lớn theo kiểu chùa trăm gian, nên còn có tên là chùa “Trăm gian”. Đến thời Nguyễn, triều vua Bảo Đại, chùa tiếp tục được trùng tu và ghi lại trên câu đầu của toà Tam Bảo.

Chùa gồm các tòa: Tam bảo, nhà Tổ, nhà khách, gác chuông và các công trình phụ trợ. Tòa Tam bảo làm theo lối kẻ truyền trụ giá chiêng, được dựng bằng bộ khung gỗ lim, chạm khắc đơn giản. Nhà Tổ, nhà khách và các công trình phụ trợ đều kiến trúc trạm khắc đơn giản. Tại nhà Tổ có pho tượng cổ Thiền sư Vạn Hạnh và ngai bài vị ghi rõ “Lý triều nhập nội Tể tướng Lý Vạn Hạnh Thiền sư thần vị”.

Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Chùa ở ven sườn núi Tiêu

Chùa Tiêu hiện còn bảo lưu được một số cổ vật quý giá thời Lê, phản ánh về thời Lý như: 15 pho tượng Phật bằng gỗ chạm khắc đẹp, 1 pho tượng Thiền sư Lý Vạn Hạnh, 1 bia đá có tên “Lý gia linh thạch” ghi chép về lai lịch và công trạng của Lý Công Uẩn, 1 chuông đồng của chùa Trường Liêu, 1 bia đá có tên “Cúng điền bi kỷ” và nhiều câu đối, thơ ca, sấm ký và các tháp.

Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Trong khuôn viên chùa có nhiều ngọn tháp được cho là táng các vị sư tổ
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Những trụ tháp nghìn năm tuổi
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Lối lên núi thờ Thiền sư Vạn Hạnh
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Bức tượng Thiền sự Vạn Hạnh trên núi
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Ngôi nhà tổ
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Du khách vãn cảnh chùa trong tiết xuân ấm áp
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Vào những ngày đầu năm, nhiều người du xuân đã ghé thăm chùa Tiêu
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Nhiều người thích vẻ u tịch, thanh tịnh của ngôi chùa cổ này
Khám phá ngôi chùa không có hòm công đức
Đặc biệt, ở chùa Tiêu, khách vãn cảnh, đi lễ chùa sẽ được yêu cầu không cúng vàng mã, rượu thịt, không thắp hương trong chùa. Nhà chùa cũng không có hòm công đức.
Thái Sơn
Phiên bản di động