Hà Nội: Người dân không mặn mà với cầu vượt đi bộ, hầm bộ hành

Nhằm giúp người dân đi bộ an toàn khi đi qua đường, hạn chế ùn tắc giao thông, Hà Nội đã xây dựng nhiều cầu vượt đi bộ, hầm bộ hành. Thế nhưng, nhiều người đi bộ vẫn ngó lơ cầu vượt đi bộ, hầm bộ hành, bất chấp nguy hiểm, cắt ngang dòng phương tiện để qua đường. 
Toàn cảnh Mercedes GLA tông hàng loạt xe máy ở Hà Nội Cận cảnh tuyến đường đi bộ dài nhất Thủ đô trước "giờ G"

Cầu vượt đi bộ, hầm bộ hành được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp. Theo quan sát của phóng viên, vào giờ cao điểm sáng 10/4, phóng viên thấy có rất nhiều người dân đi bộ băng qua đường mà không xuống hầm bộ hành hay lên cầu vượt đi bộ.

ha noi nguoi dan khong man ma voi cau vuot di bo ham bo hanh
Người dân vô tư băng qua đường trên đường Phạm Hùng
ha noi nguoi dan khong man ma voi cau vuot di bo ham bo hanh
Người dân sang đường mà không xuống hầm bộ hành tại ngã tư sở
ha noi nguoi dan khong man ma voi cau vuot di bo ham bo hanh
Người dân sang đường mà không lên cầu vượt cho người đi bộ tại đường Nguyễn Trãi

Trong khi đó, mặc dù được xây dựng sạch sẽ, đồng bộ hệ thống chiếu sáng... nhưng nhiều người vẫn thờ ơ.

Chia sẻ với phóng viên, chị T.V.L sống ở khu Thượng Đình cho biết, người dân đi lại dưới hầm ít là do thích nhanh chóng qua đường, tiện đâu là sang chứ không phải tìm điểm xuống hầm hay lên cầu vượt đi bộ.

ha noi nguoi dan khong man ma voi cau vuot di bo ham bo hanh
Hầm đi bộ được vệ sinh thường xuyên
ha noi nguoi dan khong man ma voi cau vuot di bo ham bo hanh
hầm đi bộ sạch sẽ nhưng vắng người dân đi lại
ha noi nguoi dan khong man ma voi cau vuot di bo ham bo hanh
Hầm đi bộ được vệ sinh

Hà Nội hiện có 46 cầu vượt đi bộ và 31 hầm bộ hành đang được khai thác sử dụng, duy tu thường xuyên. Mặc dù các cầu vượt, hầm bộ hành đều được trang bị đầy đủ hệ thống thông khí, chiếu sáng, an ninh, được duy tu thường xuyên, có nhân viên vệ sinh và hướng dẫn, trợ giúp người khuyết tật, tuy vậy người dân vẫn thờ ơ với việc sử dụng khi tham gia giao thông.

Tình trạng này là do ý thức tùy tiện khi tham gia giao thông của một bộ phận người dân. Nhiều người vẫn có thói quen chọn đoạn đường ngắn nhất, vị trí thuận lợi nhất để đi dù gần đó có cầu vượt, hầm bộ hành.

Theo Điều 9 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức xử phạt đối với người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ chỉ là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không đi đúng phần đường quy định, vượt dải phân cách...

Để khắc phục tình trạng người dân thờ ơ với cầu vượt đi bộ, hầm bộ hành, thời gian qua, Sở Giao thông - Vận tải đã triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Sở cũng đưa nội dung giáo dục về an toàn giao thông vào các bậc học phổ thông để từng bước tạo ý thức, văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, Sở đề nghị với cơ quan chức năng nâng chế tài xử phạt, đồng thời mạnh tay xử lý người đi bộ không đúng nơi quy định.

Hy vọng với các giải pháp nêu trên, các cầu vượt, hầm bộ hành đã được đầu tư trên địa bàn Hà Nội sớm phát huy tác dụng, bảo đảm an toàn cho người đi bộ, tránh lãng phí như thời gian qua.

Hoàng Duy - Nguyễn Kế
Phiên bản di động