Hà Nội nâng cao mức độ hài lòng của người dân Thủ đô về yếu tố “Hạ tầng căn bản”
Công an thành phố Hà Nội tạo mọi điều kiện người dân thực hiện Luật Cư trú Phát hiện hàng tấn nước hoa, mỹ phẩm không nguồn gốc Chung cư cũ nguy hiểm tại Hà Nội: Gỡ vướng để sớm di dời |
Theo đó, để nâng cao mức độ hài lòng của người dân Thủ đô về yếu tố “Hạ tầng căn bản”, qua đó cải thiện Chỉ số PAPI, UBND thành phố đã giao từng nhiệm vụ cụ thể cho Sở Công Thương Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
Trong đó, Sở Công thương chủ động nghiên cứu áp dụng nội bộ những giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất, trình độ trong thời kỳ mới; Chú trọng thái độ tận tình, trách nhiệm hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong đầu tư xây dựng công trình điện…
UBND thành phố cũng yêu cầu các sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an thành phố Hà Nội thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao là cơ quan đầu mối cung cấp thông tin và giải quyết các thủ tục hành chính về thi công xây dựng, giao thông, quy hoạch đô thị, đất đai, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ an ninh, an toàn công trình điện, trang thiết bị điện; Qua đó, hỗ trợ hiệu quả cho ngành Điện và các chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng công trình điện đúng tiến độ đề ra.
Hà Nội nâng cao mức độ hài lòng của người dân Thủ đô về yếu tố “Hạ tầng căn bản” |
Đồng thời, UBND thành phố cũng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ, người lao động về các giải pháp cải thiện Chỉ số PAPI; Trách nhiệm tham gia các nội dung, nhiệm vụ góp phần nâng cao Chỉ số PAPI của thành phố.
Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp; Làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị; Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp thu và phản hồi kịp thời các kiến nghị của công dân đối với cơ quan, đơn vị, ngành…
Liên quan đến nhiệm vụ trên, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới người dân về những kết quả, nỗ lực của chính quyền thành phố, địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống tham nhũng, thực hiện dân chủ cơ sở…
Đặc biệt, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm và chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện, cấp xã chuyên nghiệp và hiệu quả; Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực điện lực cho tổ chức, công dân…
Trước đó, ngày 4/5, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1284/UBND-SNV về việc tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 22/1/2021 về cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI của Hà Nội năm 2021.
Đáng chú ý, công văn nêu rõ: Giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tham mưu các chỉ số nội dung và nội dung thành phần bị giảm điểm (Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông - Vận tải, Văn phòng UBND thành phố) cần tập trung phân tích sâu về nguyên nhân và đề xuất các giải pháp quyết liệt, cụ thể nhằm cải thiện căn bản điểm số trong năm 2021.
Cùng với đó, cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường các kênh trao đổi thông tin, hình thức tương tác với nhân dân để tạo mối liên hệ, đồng thuận, tin tưởng vào các quyết sách của chính quyền.
Có thể thấy rằng, nhờ kiên trì cải cách, trong đó lấy cải cách thủ tục hành chính là đột phá, hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền thành phố Hà Nội đang dần được nâng lên.
Đáng ghi nhận là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 của thành phố tăng 11 bậc so với năm 2019, vượt mục tiêu tăng ít nhất 5 bậc theo kế hoạch đề ra, đạt 41,63 điểm, xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.