Hà Nội chủ động ứng phó mưa lớn gây ngập lụt
Ngày 2/10, trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Khu vực Bắc Bộ: Mưa lớn kéo dài đến ngày 24/9 |
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 21/9, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông; Trong đó khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to và kéo dài đến khoảng ngày 23-24/9. Do đó, các địa phương cần chủ động đề phòng nguy cơ xảy ra ngập, lụt.
Trước tình trạng mưa to kéo dài như hiện nay, một số tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội có khả năng ngập úng với độ sâu phổ biến từ 20-30cm. Một số tuyến phố có thể ngập sâu hơn với độ sâu từ 30-50cm.
Khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục mưa với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến trong khoảng từ 30- 50mm, có nơi trên 80mm. |
Cụ thể, các tuyến phố có nguy cơ ngập sâu bao gồm: Nguyễn Khuyến, Thái Hà, hầm Kim Liên, Lê Duẩn, Chùa Bộc, Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa); Cao Bá Quát (đoạn trước Công ty Môi trường đô thị Hà Nội); Đường Đội Cấn, Liễu Giai, Ngọc Khánh, Cao Bá Quát thuộc quận Ba Đình); Minh Khai (chân cầu Vĩnh Tuy), Vân Hồ, Nguyễn Công Trứ, Ngã 5 Bà Triệu, Lò Đúc thuộc quận Hai Bà Trưng; Vương Thừa Vũ, Quan Nhân, Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, Bùi Xương Trạch, Cự Lộc, Triều Khúc, Lương Thế Vinh, Nguyễn Huy Tưởng, Định Công, Ngõ 192 Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân).
Các tuyến phố khả năng ngập từ 30 - 50cm còn bao gồm: Hoa Bằng, Phạm Hùng, Phạm Văn Bạch, Tôn Thất Thuyết, Dương Đình Nghệ, Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Nam Trung Yên, Nguyễn Phong Sắc, Yên Hòa, Cầu Giấy, Xuân Thủy (quận Cầu Giấy); Giải Phóng, Tân Mai, Nguyễn Xiển, Nguyễn Chính, Trương Định, Linh Đàm, Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai);
Ngã ba Lê Trọng Tấn - hầm chui dân sinh qua Đại lộ Thăng Long, Trần Bình, Mỹ Đình, Bến xe Mỹ Đình, Trung Văn, Châu Văn, Hàm Nghi (quận Nam Từ Liêm); Mỗ Lao, khu đô thị Văn Phú, Lê Trọng Tấn, ngã 3 Quang Trung - Phan Đình Giót, bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông).
Mưa lớn khiến cho nhiều tuyến đường ở Hà Nội bị tắc nghiêm trọng |
Theo dự báo, thời tiết Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C, có nơi trên 30 độ C.
Từ chiều 21/9, mưa dông có thể mở rộng ra toàn Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Trong đó, đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to và kéo dài đến khoảng ngày 23-24/9.
Trong mưa dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Chỉ đạo công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dự báo sẽ có nhiều diễn biến bất thường trong những tháng cuối năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai vừa có công văn yêu cầu, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai công tác phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm, nguy cơ xảy ra thiên tai tại từng vùng miền cụ thể…; Theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động ứng phó với các tình huống…
Các địa phương cần chủ động đầu tư cơ sở vật chất, rà soát, bổ sung phương tiện, trang thiết bị bảo đảm chỉ huy cũng như triển khai các nhiệm vụ ứng phó với sự cố và tìm kiếm cứu nạn hiệu quả. Cùng với đó là tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống lụt bão ở cơ sở, các cộng đồng cư dân... theo phương án đã xây dựng và chủ động điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Cùng với phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm sẵn sàng khi có sự cố thiên tai xảy ra, Hà Nội và các địa phương cần củng cố lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực ứng phó với các sự cố, kịp thời sơ tán người dân khỏi những khu vực xảy ra thiên tai… để lực lượng này có thể hoạt động một cách hiệu quả. Mặt khác, tăng cường khả năng hiệp đồng với lực lượng vũ trang trong công tác cứu hộ, cứu nạn.