Gia Lâm xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị

Sáng 6/8, Huyện Gia Lâm tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” trên địa bàn huyện và sơ kết 1 năm thực hiện phương án “Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm”.
Đông Anh chủ động, sáng tạo xây dựng nông thôn mới

Dự hội nghị có các đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy; Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, cùng đại diện các sở, ngành thành phố và cán bộ, nhân dân huyện Gia Lâm.

20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” trên địa bàn huyện, đồng chí Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, cho biết: Trong những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Gia Lâm luôn được Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU thành phố quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Nhờ đó, UBND huyện đã ban hành 5 Đề án, phương án trọng tâm trên các lĩnh vực nông nghiệp, môi trường, văn hóa, đầu tư xây dựng,… để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

gia lam xay dung nong thon moi gan voi phat trien do thi
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy phát biểu tại Hội nghị

Đáng chú ý, sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội, huyện Gia Lâm đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, toàn huyện đã đầu tư hơn 5.015 tỷ đồng xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội. Đến nay, 100% trục chính, đường giao thông liên thôn trên địa bàn huyện được cứng hóa; 100% đường ngõ xóm rộng trên 2m, có điện chiếu sáng; 100% trạm y tế xã đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 86,63% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó có 75,43% hộ gia đình sử dụng nước sạch); thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 48,9 triệu đồng/ người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%.

Về phát triển nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2018 đạt 1.066,6 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 477.471 triệu đồng; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 486.038 triệu đồng; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 67.643 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp/1 ha canh tác (giá thực tế ) năm 2018 đạt 306 triệu đồng/ ha, tăng 198 triệu đồng/ha so với năm 2010.

gia lam xay dung nong thon moi gan voi phat trien do thi
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Về Trồng trọt, hiện diện tích vùng sản xuất lúa trên toàn huyện giảm dần và thay thế bằng các vùng sản xuất rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh cho giá trị kinh tế cao. Cụ thể, diện tích vùng sản xuất rau an toàn duy trì hàng năm khoảng 407,4 ha tập trung tại xã Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường, Yên Viên và Lệ Chi. Diện tích cây ăn quả đạt 1.312,63 ha, hình thành các vùng cây ăn quả tập trung, chất lượng tại xã Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Cổ Bi, Kim Sơn. Diện tích hoa, cây cảnh đạt 46,44 ha, huyện cũng phát triển các khu vực sản xuất hoa, cây cảnh tập trung tại các xã: Phù Đổng, Trung Mầu; hình thành các điểm, mô hình sản xuất hoa chậu, hoa treo có giá trị kinh tế cao tại các xã: Đa Tốn, Đông Dư…

Bên cạnh đó, huyện Gia Lâm cũng hình thành 18 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện theo quy hoạch rau an toàn, cây ăn quả các loại, sữa bò tươi… 17 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 8 mô hình trồng trọt như: rau thủy canh xã Đa Tốn, các mô hình cây cam, chuối theo tiêu chuẩn VietGAP xã Kiêu Kỵ và Kim Sơn; mô hình hoa lan giá trị cao và 9 mô hình chăn nuôi như: nuôi Trùn Quế xử lý ô nhiễm môi trường, chăn nuôi bò sữa, lợn thịt,... Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô còn nhỏ, nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với lợi thế của huyện.

gia lam xay dung nong thon moi gan voi phat trien do thi
Đồng chí Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm báo cáo Tổng kết tại Hội nghị

Với những nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong thời gian qua, huyện Gia Lâm đã được thành phố công nhận 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới và rà soát, đánh giá có 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới đạt theo quy định 558/QĐ-CP ngày 5/04/2016 của Thủ tướng chính phủ.

Tiếp tục đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận

Sau khi nghe báo cáo, các ý kiến tham luận tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã chúc mừng những thành tựu rất đáng phấn khởi mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm đạt được trong công tác phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân thời gian qua. Đồng thời, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng chúc mừng các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại Hội nghị.

gia lam xay dung nong thon moi gan voi phat trien do thi
Các đại biểu tham quan gian hàng bên lề Hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng: Gia Lâm là huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế-xã hội với truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hóa, anh hùng; nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: gốm sứ Bát Tràng, quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ, bào chế thuốc Nam, thuốc Bắc Ninh Hiệp… Trên địa bàn huyện có các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu ra quả… Đây là những tiềm năng, lợi thế rất lớn để huyện Gia Lâm triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Dù đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tuy nhiên đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình 02 trên địa bàn huyện như hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp còn chưa cao. Việc huy động nguồn vốn góp của doanh nghiệp và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới còn chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện.

gia lam xay dung nong thon moi gan voi phat trien do thi
Đông đảo người dân tới tham quan, mua sắm tại các gian hàng

Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình 02 của Thành ủy trong thời gian tới, duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, gắn với hoàn thiện các tiêu chí đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm trở thành Quận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động.

Bên cạnh đó, huyện cần tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo hướng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; gắn với các tiêu chí phát triển đô thị, phấn đầu hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận trong thời gian sớm nhất.

Cùng với đó, huyện Gia Lâm cần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

gia lam xay dung nong thon moi gan voi phat trien do thi
Các gian hàng tại đây chủ yếu trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đặc sản của huyện Gia Lâm

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, đồng chí Lê Anh Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm khẳng định trong thời gian tới, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo hướng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; gắn với các tiêu chí phát triển đô thị, phấn đầu hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận trong thời gian sớm nhất.

Theo đồng chí Bí thư Huyện uty, bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Gia Lâm chính là vận dụng sáng tạo, kịp thời và chủ động các chủ trương, chính sách của Trung ương và thành phố. Đồng thời, huyện đã xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá, coi trọng công tác tuyên truyền và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...

gia lam xay dung nong thon moi gan voi phat trien do thi
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy trao tặng bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Tại hội nghị, huyện Gia Lâm đã biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy trên địa bàn huyện.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động