Ghép tế bào gốc thành công cho bệnh nhi bị bệnh u nguyên bào thần kinh

Bệnh nhi được ghép tế bào gốc kịp thời cứu chữa là Nguyễn Ánh H. (4 tuổi, trú huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị), bị bệnh u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao.    
Toàn cảnh vụ bệnh viện Nhi T.Ư cấp thuốc hết hạn cho bệnh nhi Lượng bệnh nhi nhập viện tăng cao vì hai lý do Cấp cứu một bệnh nhi uống phải thuốc diệt chuột Bé trai 11 tháng tuổi chấn thương sọ não do ngã từ tầng 2 xuống đất Một bệnh nhi 27 tháng tuổi tử vong do cúm A/H1N1
ghep te bao goc thanh cong cho benh nhi bi benh u nguyen bao than kinh

Ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã thành công

Ngày 10/1, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc đầu tiên tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên cho bệnh nhi Nguyễn Ánh H (4 tuổi, trú huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị).

Bệnh nhi Nguyễn Ánh H bị bệnh u nguyên bào thần kinh. Với căn bệnh này, tỉ lệ tử vong sẽ rất cao nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân cần phải điều trị hóa chất liều cao kèm ghép tế bào gốc tự thân để cứu sống.

Ca ghép tủy tự thân đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên do Trung tâm Nhi Khoa của Bệnh viện Trung ương Huế, phối hợp với Trung tâm Huyết học Truyền máu, Trung tâm Ung bướu, cũng như sự hỗ trợ của các bác sĩ bệnh viện Huyết học Truyền máu TP Hồ Chí Minh tiến hành. Sau 32 ngày ghép, đến nay sức khỏe cháu đã hồi phục trở lại, các xét nghiệm máu của bệnh nhân đã trở về bình thường.

ghep te bao goc thanh cong cho benh nhi bi benh u nguyen bao than kinh

Hiện sức khỏe bệnh nhi H đã ổn định và được xuất viện

Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Cho đến nay, bệnh viện là đơn vị thứ ba thực hiện thành công kỹ thuật này sau bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Huyết học Truyền máu TP Hồ Chí Minh.

Được biết, ghép tế bào gốc tạo máu là một trong những tiến bộ vượt bậc của nhân loại. Nhờ đó, nhiều trường hợp bệnh nan y có khả năng chữa khỏi hoặc kéo dài sự sống. Ghép tủy tự thân là phương pháp thu hoạch tế bào gốc từ chính bản thân bệnh nhân sau khi bệnh ở giai đoạn ổn định.

Tế bào gốc có thể lấy từ máu ngoại vi huy động hoặc từ tủy xương, sau đó, được bảo quản đông lạnh ở - 196 độ. Bệnh nhân sẽ được điều trị hóa chất liều cao để loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể, sau đó truyền tế bào gốc đã bảo quản để phục hồi hệ thống tạo máu, giúp rút ngắn giai đoạn suy tủy.

N.Dương - Tùng Anh
Phiên bản di động