Đừng để thức khuya trở thành một thói quen độc hại

Bất chấp cảnh báo ngủ đủ là quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ, nhiều bạn trẻ vẫn giữ thói quen ngủ muộn cho dù thức đêm chỉ để “cày” game, lướt mạng, xem phim…
Hội thảo "Xu hướng tiêu dùng và nhận diện thực phẩm minh bạch" Khuyến khích đoàn viên, thanh niên xây dựng, duy trì thói quen đọc sách Thanh niên tiên phong xây dựng thói quen sử dụng an toàn vệ sinh thực phẩm

Càng lướt top top càng tỉnh táo?

Cứ tầm từ 22h trở đi, hầu như trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội là nơi để người trẻ tập trung “chém gió” tranh luận sôi nổi, càng về khuya lại càng đông vui.

Đa số các bạn trẻ cho biết, họ có thói quen thức khuya, sớm thì hơn 23h đi ngủ, muộn là 1 đến 2 giờ sáng mới có thể chợp mắt.

Nhiều người trẻ thức khuya vì đã quen giấc (ảnh: Internet)
Nhiều người trẻ thức khuya vì đã quen giấc (ảnh: Internet)

Bạn Đỗ Minh Anh (Hà Nội) cho biết: “Vì thức quen giấc nên hầu như ngày nào em cũng ngủ muộn, hôm nào ngủ sớm nhất là 0h giờ, còn bình thường cứ tầm 2 giờ sáng em mới vào giấc được. Nếu hôm nào cố gắng đi ngủ sớm lúc 11 giờ rất khó ngủ, cảm giác giờ giấc bị thay đổi, trằn trọc mãi.

Thời gian thức khuya, em thường chạy dealine công việc trên trường, hoặc là lướt facebook, tiktok, instagram,… càng lướt thì thấy thời gian càng trôi nhanh, ngược lại đầu óc tỉnh táo nên rất khuya mới ngủ được.

Sáng thì nếu phải đi học, em sẽ dậy vào lúc 6h30, còn nếu không thì em ngủ đến 9, 10 giờ sáng.”

“Mình chỉ dành từ 3 đến 4 tiếng để ngủ mỗi đêm, việc này khiến sức khỏe của mình tệ đi nhiều. Sáng ngủ dậy mình thấy mệt hơn, ít có năng lượng tràn trề với công việc hay học tập. Thức khuya dường như đã trở thành một thời quen với mình, rất khó ngủ sớm.

Nếu như không làm việc, mình thường thức để xem phim, có những bộ phim rất cuốn, mình có thể xem thâu đêm đến 5,6 giờ sáng. Mặc dù biết việc này không tốt, nhưng vì đã quen giấc, nên việc tập đi ngủ sớm với mình là rất khó”, Trà Linh (23 tuổi, Bắc Ninh) tâm sự.

Tác hại khôn lường

Nói về những tác hại của việc thức khuya thì có lẽ có ai cũng biết, thức khuya có hại cho sức khỏe của con người. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, việc thức khuya cũng khiến trí nhớ suy giảm.

Thức khuya cũng khiến trí nhớ suy giảm (ảnh: Trần Lệ)
Thức khuya cũng khiến trí nhớ suy giảm (ảnh: Trần Lệ)

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc - Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, ngoài tác động đến hệ thần kinh, việc thức khuya kéo dài còn ảnh hưởng đến một số bệnh khác như: Các bệnh về mắt như khô mắt, nhức mỏi mắt, đau mắt, loạn thị… cũng ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập. Thức khuya cũng khiến da bị xấu, nổi mụn… khiến các em mất tự tin.

Thức khuya, cũng khiến các em dễ bị rối loạn nhịp sinh học ngày đêm, đặc biệt ở những em dùng các chất kích thích như cà phê, trà đặc kéo dài dễ sinh ra trạng thái suy nhược thần kinh sau đó như ù tai, chóng mặt, hay nóng nảy, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút..., các rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực… Thời gian ngủ ít hơn thì nguy cơ bị bệnh tim cao hơn so với những người bảo đảm thời gian ngủ. Thậm chí thức khuya trong thời gian dài dẫn đến cơ thể bị stress liên tục, dễ dẫn đến nguy cơ của các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp.

Dù biết tác hại nhưng khó cải thiện

Với câu hỏi "Thức khuya là thói quen tốt hay xấu, tại sao?", đa số các bạn trẻ cho biết là xấu, bởi ảnh hưởng sức khỏe, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, đi học muộn, ngủ không ngon giấc...

Mặc dù biết rất rõ các tác hại của việc thức khuya, nhưng đa số nhiều người trẻ khi được hỏi đều cho biết sẽ tiếp tục thói quen này bởi còn học, thi và nhiều công việc khác…

Thức khuya, khỏ ngủ sớm là một thói quen, điều này tích lũy là do hành động hằng ngày của chúng ta. Để rèn luyện lại giờ giấc khoa học và hợp lý cho giấc ngủ, thì chúng ta nên thay đổi từng ngày, mỗi ngày cố gắng ngủ sớm hơn 15 phút so với ngày hôm qua. Mất hơn 20 ngày là chúng ta đã có thể hình thành một thói quen. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp sức khỏe của chúng ta cải thiện hơn, tinh thần học tập và làm việc cũng sẽ minh mẫn và hiệu quả hơn.

Đình Trung
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động