Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

Trải qua hàng ngàn năm, khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên dáng vẻ cổ kính của một trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất Việt Nam thời quân chủ. Đây chính là điều khiến các chính khách quốc tế mỗi khi tới Hà Nội đều không thể không tới tham quan nơi này.
Cuộc "gặp gỡ" giữa 2 di sản văn hóa Việt – Nhật tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám 250.000 lượt du khách tới tham quan di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Nơi hội tụ văn hóa và tri thức

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử tiêu biểu, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Trong đó, Văn Miếu được thành lập vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông tại kinh đô Thăng Long để tôn thờ Tiên thánh, tiên hiền Nho học và là nơi Thái tử học tập. Quốc Tử Giám được xây dựng phía sau Văn Miếu vào năm 1076 dưới thời vua Lý Nhân Tông, là nơi học tập của con em các quan lại và tầng lớp quý tộc để trở thành các nho sĩ và ra làm quan. Đây không chỉ là nơi thờ tự mà còn là trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất Việt Nam thời quân chủ.

Khu nội tự của Văn Miếu - Quốc Tử Giám được ngăn làm năm lớp không gian. Để vào khu nội tự, phải qua cổng Văn Miếu, phía trước có hai tấm bia "Hạ mã" nghĩa là xuống ngựa, để nhắc nhở các bậc công, khanh, phu, sĩ hay thứ dân khi đi qua nơi này đều phải xuống ngựa để tỏ sự tôn kính. Điều này thể hiện một hành trình của đạo học mang tính biểu tượng, bắt đầu bằng lễ, sự nghiêm túc, sau mới là tài năng và kiến thức.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là "Trường đại học đầu tiên của Việt Nam"

Ở giữa khu thứ 3 - khu bia tiến sĩ có giếng Thiên Quang hình vuông, tượng trưng cho mặt đất, phản chiếu hình ảnh cửa sổ tròn của Khuê Văn Các - tượng trưng cho bầu trời. Hai bên giếng là các dãy bia tiến sĩ tôn vinh các vị tiến sĩ đỗ đạt trong các khoa thi (1442-1779) do triều đình tổ chức.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

Hai bên khu Tiền án của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có hai tấm bia đề chữ “Hạ mã”, có nghĩa là "xuống ngựa".

Tại khu thứ 4, sân Đại Bái ở trung tâm, hai bên sân là hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu xưa đặt bài vị thờ của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và từ năm 1370, thờ Chu Văn An - nhà Nho và người thầy tiêu biểu của Việt Nam. Kiến trúc chính là nhà Bái Đường và Điện Đại Thành .

Khu thứ 5 là Nhà Thái Học được xây dựng trên nền cũ của trường Quốc Tử Giám xưa, nơi tôn vinh thầy giáo Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng của dân tộc Việt Nam, và ba vị vua có công khởi lập và phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nền giáo dục Việt Nam. Lầu trống bên Đông và lầu chuông bên Tây làm tăng sự trang nghiêm, uy nghi của quần thể.

Sức hấp dẫn của một di sản

Là một di tích lịch sử, biểu tượng của đạo đức, nền học vấn và tầm nhìn xa trông rộng của người Việt, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trường tồn qua thăng trầm của thời gian, qua các triều đại và biến cố.

Năm 1906, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, “biểu tượng của nền văn hiến và trí tuệ Việt” đã được Toàn quyền Đông Dương xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Khu di tích đã được tu sửa vào, năm 1920 và năm 1947 với sự trợ giúp của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp. Năm 1956 khu di tích lại được trùng tu, và năm 1962, khu di tích được Bộ Văn hóa và Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Sau nhiều lần trùng tu, tu sửa cùng với việc hoàn thành xây dựng công trình nhà Thái Học trên nền cũ của trường Quốc Tử Giám xưa vào năm 2000, khu di tích có diện mạo như ngày nay.

Đáng chú ý, 82 bia đá tiến sĩ tại đây đã được UNESCO ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu năm 2011. Năm 2012, Văn Miếu-Quốc Tử Giám được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

Khu vườn bia tiến sĩ bên tây, Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, quần thể di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám ngày nay là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất Hà Nội hiện nay.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

Chính khách ngỡ ngàng, trầm trồ trước di sản

Đặc biệt, không chỉ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn là một trong những điểm đến đầu tiên của các chính khách khi đặt chân tới Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam cuối năm 2022, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher đã đi thăm khu phố cổ Hà Nội và không bỏ qua di tích này. Ông bày tỏ: “Đến Hà Nội, tôi không thể không ghé thăm Văn Miếu, một biểu tượng của lịch sử và truyền thống lâu đời của Việt Nam mà tôi vô cùng quan tâm và ngưỡng mộ”.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Vẻ cổ kính của Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tiếp đến, tháng 3/2023, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO - ông Lazare Eloundou Assomo cũng đã đặt chân Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tại đây, ngài giám đốc đặc biệt quan tâm tới 82 bia tiến sĩ và lịch sử giáo dục khoa cử của Việt Nam. Trao đổi với cán bộ khu di tích, ông Lazare Eloundou Assomo nói: “82 bia tiến sĩ là những di sản tư liệu mang giá trị cao về mặt văn hóa, lịch sử, mỹ thuật cần được bảo tồn và gìn giữ cho những thế hệ sau và lan tỏa tới bạn bè khắp năm châu”. Ông cũng bày tỏ sự trân trọng đối với lịch sử và nền giáo dục Việt Nam, đồng thời mong muốn có dịp được quay trở lại tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám và sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về lịch sử khu di tích này.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu cho Thủ tướng Xavier Bettel những cây đa, cây nhãn, cây xoài cổ thụ trong khuôn viên của di tích.

Gần đây nhất, đầu tháng 5/2023, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cũng đã tham quan Văn Miếu. Ông cũng không quên bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nền văn hiến nói chung và nền giáo dục Việt Nam nói riêng, trong đó Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, lưu giữ và thể hiện đặc sắc những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel ngỡ ngàng trước vẻ cổ kính của di tích.
Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO - ông Lazare Eloundou Assomo cũng đã đặt chân Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Có thể thấy, với lượng du khách tham quan tăng đều trong thời gian gần đây, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang chứng tỏ là một mô hình thành công về phát huy giá trị di sản của Thủ đô bởi những nỗ lực và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, người lao động làm việc tại di tích qua các thời kỳ. Với rất nhiều hoạt động được tổ chức gần đây, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ trở thành một trung tâm văn hoá, một không gian sáng tạo, mà còn là điểm đến du lịch - văn hoá hấp dẫn, một địa chỉ “không thể không đến” của du khách khi đến thăm Thủ đô.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Văn Miếu - Quốc Tử Giám giờ trở thành trung tâm văn hoá, không gian sáng tạo....
Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

và trở thành một địa chỉ “không thể không đến” của du khách, chính trị gia khi đến thăm Thủ đô.
Thái Sơn
Phiên bản di động