Có 59 dự án điện tái tạo chuyển tiếp đã thống nhất giá tạm thời

Tính đến ngày 13/6 đã có 68/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá. Trong đó có 59 dự án thống nhất giá tạm và 10 dự án phát điện thương mại lên lưới...
Khẩn trương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện than Đại biểu Quốc hội: Cắt điện trong thời điểm thời tiết khắc nghiệt là rất đáng trách! Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến ngày 13/6, có 11 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD). Trong đó có 10 dự án/phần dự án với tổng công suất 536,52MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới.

Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp tính từ thời điểm COD đến ngày 12/6, đạt 29.270,02MWh.

Trong đó, ngày 11/6, sản lượng điện phát của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã COD là hơn 3,2 triệu kWh, trong khi sản lượng điện tiệu thụ trong ngày là 751 triệu kWh. Như vậy, sản lượng điện phát các dự án chuyển tiếp đã COD chỉ chiếm 0,43% sản lượng điện toàn hệ thống.

Có 59 dự án điện tái tạo chuyển tiếp đã thống nhất giá tạm thời
Ảnh minh họa.

Cũng theo EVN, hiện đã có 68/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3791,86MW gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; trong đó có 59 dự án (tổng công suất 3211,41MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công thương).

Hiện tại, EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 55/59 dự án; trong đó Bộ Công thương đã phê duyệt giá tạm cho 43 dự án.

Cùng với đó, 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 40 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Như vậy, hiện vẫn còn 17 dự án với tổng công suất 942.70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Trong công điện vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công thương nghiên cứu, hướng dẫn xử lý dứt điểm theo thẩm quyền đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã thực hiện đầu tư xây dựng nhưng không đáp ứng thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT (đã hết hạn).

Bộ Công thương cũng được giao khẩn trương hướng dẫn về công tác đàm phán giá điện trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" đối với các dự án điện gió, điện mặt trời thuộc diện nêu trên theo quy định, hoàn thành trong tháng 6/2023.

Hậu Lộc
Phiên bản di động