"Chìa khoá vàng" trong triển khai dự án Vành đai 4 tại Mê Linh

Ý Đảng thuận lòng dân là "chìa khoá vàng" mở ra thành công trong việc triển khai dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại huyện Mê Linh (Hà Nội).
Mê Linh: Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch Mê Linh: Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch
Huyện Mê Linh sẽ tái hiện hào khí khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ 3D Huyện Mê Linh sẽ tái hiện hào khí khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng công nghệ 3D

Ý Đảng thuận lòng dân

Trước Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, nhìn lại quãng thời gian 12 tháng vừa qua, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện. Đặc biệt, hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư phục vụ thi công dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là thành tích đáng tự hào của huyện này.

Được biết, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn tuyến qua huyện Mê Linh) dài 11,2km đi qua 5 xã (12 thôn) gồm: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Kim Hoa; Tổng diện tích thu hồi đất để giải phóng mặt bằng tới 134,2ha, ảnh hưởng đến gần 2.700 hộ dân. Nhiệm vụ liên quan đến nhiều hạng mục đất nông nghiệp, đất ở, đất giao thông, trường học, nghĩa trang…

đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nộivị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với đường trục Mê Linh, xã Chu Phan, huyện Mê Linh
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội thăm công trường thi công tại vị trí giao cắt giữa tuyến đường Vành đai 4 với đường trục Mê Linh, xã Chu Phan, huyện Mê Linh ngày 30/1

Ngay từ khi bắt đầu, cấp ủy, chính quyền huyện Mê Linh đã bám sát cơ sở; Lãnh đạo từ huyện đến xã, thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp tuyên truyền và lắng nghe kiến nghị của người dân.

Là một trong 5 thôn của xã Kim Hoa có dự án đường vành đai 4 đi qua, thôn Kim Tiền có 3,2ha đất của 53 hộ gia đình và 24 ngôi mộ nằm rải rác ở các xứ đồng thuộc diện phải di dời, giải phóng mặt bằng. Riêng gia đình Bí thư chi bộ thôn Kim Tiền Hà Văn Quyết có 2.389m2 diện tích đất đang canh tác, cho giá trị thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm cũng thuộc diện phải thu hồi.

Ông Quyết tâm sự: “Gia đình tôi cũng như 53 gia đình trong thôn đã có nhiều suy nghĩ và tâm tư. Hàng năm, mỗi hộ gia đình đều đang có một khoản thu nhập nhất định từ phần diện tích đất đang sử dụng đó. Với hơn 2.000 mét vuông đất phải thu hồi, gia đình tôi mất đi nguồn thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm. Đó là nguồn thu nhập không nhỏ. Bên cạnh đó là trăn trở của gia đình có phần mộ gia tiên phải di dời. Về yếu tố tâm linh, di dời mồ mả là việc người dân rất thận trọng, họ rất lo lắng”.

Đó là trăn trở bình thường của ông Quyết cũng như bao hộ dân khác. Tuy nhiên, với vai trò là Bí thư chi bộ thôn, ông chia sẻ: “Tôi hiểu được tầm quan trọng của dự án đường Vành đai 4 sẽ đem lại sự thuận tiện và phát triển cho Thủ đô và đất nước, mở ra sự phát triển kinh tế cho tương lai sau này. Vì thế, tôi luôn trăn trở, tìm cách đưa chủ trương của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với người dân, tranh thủ được sự ủng hộ, đồng thuận tối đa của Nhân dân”.

Trong vai trò Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn, ông Quyết đã “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” vận động bà con đồng thuận bàn giao đất. Ông đã tiên phong bàn giao ngay 2.389m2 đất của gia đình, trong đó có cả những hạng mục không nhận được bồi thường. Nhờ tinh thần nêu gương của đồng chí bí thư thôn, 53 hộ dân thôn Kim Tiền nhanh chóng ký vào biên bản bàn giao đất cho dự án.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng cùng đoàn công tác thăm, chúc Tết, tặng quà công nhân viên, lao động đang thi công đường Vành đai 4

Là một trong các gia đình phải di dời mộ phần của tổ tiên, bà Hà Thị Sinh, ở thôn Kim Tiền chia sẻ: “Thấy đồng chí Bí thư “nói đi đôi với làm” nên bà con cũng đồng lòng giao lại ruộng vườn, nhà cửa, di dời mồ mả... cho Nhà nước khởi công đường. Những hy sinh của mình nếu mang lại lợi ích chung cho làng xóm, quê hương, đất nước thì chúng tôi cũng cảm thấy rất hạnh phúc”.

Tại xã Văn Khê, ông Trương Văn Khoái (Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê) phấn khởi cho hay: "Dự án đường Vành đai 4 là công trình trọng điểm của quốc gia, được Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh đặc biệt quan tâm. Chúng tôi đều hiểu giá trị và ý nghĩa của dự án với tinh thần "Đường mở đến đâu, dân giàu đến đó". Từ khi dự án bắt đầu triển khai đến nay, tôi luôn đồng hành, hiến kế cho lãnh đạo địa phương trong quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư,.. để tạo được sự đồng thuận cao của người dân".

"Bản thân tôi luôn gương mẫu trong bàn giao mặt bằng cho dự án, đồng thời tôi cũng tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong xã đồng lòng bàn giao mặt bằng để dự án được triển khai đúng tiến độ Thành phố giao. Chúng tôi kỳ vọng, dự án sẽ làm thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân", ông Trương Văn Khoái mừng vui nói.

Cả hệ thống chính trị đồng lòng, quyết tâm

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, mỗi người dân và cán bộ tại Mê Linh đều nhận thức rõ ràng rằng dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của địa phương, Thủ đô và đất nước.

Chính vì thế, thời gian qua, huyện Mê Linh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc triển khai dự án. Kết quả, đến đến hết tháng 12/2023, huyện đã hoàn thành giải phóng mặt bằng được 135,4ha/141,5ha, đạt 96% diện tích toàn tuyến qua địa bàn. Trong đó, đáng chú ý, diện tích đất nông nghiệp đã hoàn thành 100%.

Đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường Vành đai 4 trên địa bàn huyện Mê Linh

Cùng với di chuyển 432/423 ngôi mộ (đạt 100%), huyện Mê Linh cũng hoàn thành chỉnh trang nghĩa trang của 4 thôn phục vụ giải phóng mặt bằng dự án. Đến nay, Mê Linh cũng hoàn thành lập hồ sơ thiết kế di chuyển công trình điện trung thế, hạ thế, công trình viễn thông, nước sạch; lập xong hồ sơ bản vẽ tháo dỡ 268/268 công trình nhà từ 1 đến 5 tầng.

Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm nhận xét, kết quả trên là do cả hệ thống chính trị của huyện đã quyết liệt vào cuộc với quyết tâm cao, nỗ lực rất lớn.

Vai trò của công tác tuyên truyền được huyện Mê Linh đánh giá cao. Huyện đã tập trung tuyên truyền đậm nét về ý nghĩa, tầm quan trọng của tuyến đường Vành đai 4 trong việc xây dựng, phát triển huyện, Thủ đô và đất nước; những quan điểm, chủ trương của thành phố và huyện về công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng...

Công tác tuyên truyền được tiến hành phong phú, đa dạng như: Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, Cổng Thông tin điện tử, Trang Zalo của huyện; Bản tin sinh hoạt chi bộ; Sổ tay đảng viên điện tử; các trang mạng xã hội;.. Đồng thời tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp Đảng, Chính quyền, sinh hoạt đoàn thể xã; các buổi họp thôn, Tổ dân phố;…

Các đồng chí Thường trực Huyện ủy và Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy dự sinh hoạt Chi bộ tại các thôn có dự án đường Vành đai 4 đi qua để thông tin, tuyên truyền về dự án; đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, Nhân dân. Định kỳ 2 tuần, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo của huyện họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ để kịp thời chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoàn thành tiến độ thành phố yêu cầu.

Đến đến hết tháng 12/2023, huyện Mê Linh đã hoàn thành giải phóng mặt bằng được 135,4 ha/141,5ha, đạt 96% diện tích toàn tuyến qua địa bàn. Trong đó, đáng chú ý, diện tích đất nông nghiệp đã hoàn thành 100%

Đồng chí Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp chủ trì trên 30 buổi họp, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn 5 xã, với trên 2.500 người để thông tin, tuyên truyền, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân. Nhiều buổi tuyên truyền, đối thoại ngay tại thực địa; nhiều buổi làm việc xuyên trưa, xuyên cuối tuần, lễ, tết diễn ra thường xuyên.

UBND huyện, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Huyện đã ban hành trên 90 quyết định, văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ triển khai dự án. Huyện cũng đã in, gửi 600 cuốn tài liệu do huyện biên tập về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đến 5 xã (các thành viên Ban Chỉ đạo và UBND các xã 10 cuốn; mỗi thôn 5 cuốn và mỗi hộ bị thu hồi đất ở 01 cuốn).

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, Mê Linh đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ngành, đoàn thể và tư tưởng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong triển khai thực hiện dự án. Nhờ vậy, việc triển khai dự án diễn ra thuận lợi; quá trình triển khai dự án, trên địa bàn huyện không có đơn thư vượt cấp, không phải cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án.

Vũ Cường
Phiên bản di động