Chỉ số PCI 2022 của Hải Dương tụt sâu, tuột khỏi top 30 cả nước

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, tỉnh Hải Dương tụt 19 bậc, từ vị trí thứ 13/63 (năm 2021) tụt xuống thứ 32/63.
Chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương bị phạt vì chiếm đất rừng phòng hộ Hải Dương: Tìm nhà thầu thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường trục Bắc - Nam Hải Dương: Công ty Bình Minh HD68 liên tục trúng đấu giá quyền khai thác mỏ đất, đá

Ngày 11/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022.

Chỉ số PCI 2022 của Hải Dương tụt sâu, tuột khỏi top 30 cả nước
Bảng xếp hàng chỉ số PCI 2022, Hải Dương tụt xuống vị trí thứ 32/63.

Theo đó, tỉnh Hải Dương tụt xuống vị trí 32/63 với 65,22 điểm trên thang điểm 100 (năm 2021 đứng thứ 13/63 với 67,65 điểm).

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2022 (GRDP) tăng 9,0% (KH năm từ 10% trở lên); thu ngân sách Nhà nước vượt 30% dự toán năm.

Trong năm 2022, tình hình sản xuất công nghiệp phục hồi của Hải Dương mạnh mẽ trong quý I nhưng bắt đầu chậm lại trong quý II và quý III khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng và thị trường thế giới có nhiều biến động.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt 19.310 tỷ đồng; bằng 91,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 16.007 tỷ đồng, bằng 87,0% so với thực hiện năm trước; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3.250 tỷ đồng, bằng 122,9% (+606 tỷ đồng) so với thực hiện năm trước.

Chỉ số PCI 2022 của Hải Dương tụt sâu, tuột khỏi top 30 cả nước
Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân năm thứ sáu liên tiếp với điểm số 72,95 trên thang điểm 100.

Chỉ số PCI được điều tra gần 12 nghìn doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2022, qua đó thấy được nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền các tỉnh, thành phố trong năm đầu tiên phục hồi sau đại dịch COVID.

Triển khai xây dựng và công bố từ năm 2005, chỉ số PCI là một bộ chỉ số hợp thành bởi 10 chỉ số thành phần, bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động của chính quyền địa phương; môi trường cạnh tranh bình đẳng; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Bối cảnh kinh tế khó khăn cũng được phản ánh rõ trong điều tra PCI 2022 khi mức độ lạc quan của doanh nghiệp vẫn còn thấp, cảm nhận về cải cách trên nhiều lĩnh vực có phần chững lại, bản thân các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn từ vốn, nhân lực, hạ tầng cho đến chất lượng thực thi bộ máy chính quyền cấp cơ sở.

Hoàng Duy
Phiên bản di động