Chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT: Nóng vấn đề đường sắt đô thị, BOT
Bộ trưởng Bộ GTVT: Các dự án đội vốn, sai phạm sẽ xử lý nghiêm Dân nói BOT T2 đặt sai vị trí, Bộ GTVT có thật sự lắng nghe? 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV |
Đường sắt đô thị Hà Nội: Tổng thầu thiếu kinh nghiệm vận hành
Trả lời chất vấn về dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng GT-VT Nguyễn Văn Thể cho biết: Dự án này thực hiện theo hiệp định vay vốn giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tổng thầu do Trung Quốc chỉ định.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, tổng thầu Trung Quốc của các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội có năng lực xây dựng tốt nhưng thiếu kinh nghiệm vận hành. Bộ GTVT đã nhiều lần làm việc với các đơn vị liên quan của Trung Quốc để cải thiện tình hình, cố gắng đưa dự án sớm đi vào vận hành. Bộ cũng đã thêu một số tư vấn nước ngoài trong đó tư vấn Pháp đứng đầu để đánh giá an toàn hệ thống.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Theo VietNamNet |
Hiện tại, dự án đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, còn 1% là các hạng mục nhỏ và tổng thầu đang triển khai việc chứng minh an toàn hệ thống. "Nếu tổng thầu cung cấp thông tin không chuẩn thì tư vấn sẽ không thông qua phương án an toàn hệ thống", ông Thể nói.
Các chuyến tàu chạy thử mới là tàu không tải. Để vận tải hành khách cần đảm bảo Bên cạnh đó, UBND Hà Nội cũng đang đào tạo 800 người để vận hành tuyến đường sắt đô thị. “Đội ngũ 800 người này phải am hiểu thuần thục thì chúng ta mới vận hành thương mại, chứ vận hành thương mại mà xảy ra sự cố thì rất nghiêm trọng”, ông Thể nêu ý kiến.
Còn lí giải về việc dự án đội vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án được phê duyệt năm 2009. Trong giai đoạn 2009-2012, chỉ tính riêng phần trượt giá đã lên đến 49%. Bên cạnh đó còn phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng, linh kiện, công nghệ...
Trước sự quan tâm của dư luận, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra tất cả dự án đội vốn; cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Ở góc độ Bộ Giao thông Vận tải, chúng tôi điều chuyển một số giám đốc ban quản lý dự án, kiểm điểm cuối năm xếp loại một số ban quản lý chỉ được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ dù được đề nghị hoàn thành tốt", ông Thể nói.
Cuối 2019, công nghệ sẽ giúp kiểm soát BOT tốt hơn
Đại biểu Bùi Văn Phương Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình nhắc lại kết quả kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiến nghị giảm 222 năm thu phí của những dự án này.
Đại biểu Bùi Văn Phương. Ảnh: Trung tâm báo chí quốc hội |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời: “Chúng tôi rất trân trọng sự giúp đỡ của KTNN. Ngay khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT và chủ các DN BOT đã chủ động mời KTNN vào kiểm toán, thậm chí mời cả công an. Không phải như thông tin là Bộ GTVT không muốn mời kiểm toán. Số liệu các dự án BOT được kiểm toán là gần như 100%”.
Về con số 222 năm, Bộ trưởng GTVT cho biết đã cung cấp thông tin. Theo quy định của pháp luật, khi dự án được phê duyệt, Bộ sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư, nhà đầu tư triển khai xong thì phải thực hiện công tác quyết toán. Căn cứ vào quyết toán thực tế để điều chỉnh lại hợp đồng, hợp đồng cuối cùng mới là hợp đồng cho thu phí.
“Kiểm toán căn cứ vào số liệu mới phê duyệt thì dự án hoàn toàn có thể được điều chỉnh do khối lượng công việc phát sinh, không đúng thực tế. Số liệu 222 năm là đúng, nhưng đúng với dự án được duyệt, còn số liệu thực tế quyết toán và cho thu phí là giảm chứ không phải như số liệu của kiểm toán”, tư lệnh ngành Giao thông giải thích.
Đại biểu Trương Minh Hoàng chất vấn về thu phí không dừng, "vì sao tới giờ vẫn khó thực hiện, mới triển khai đạt 30% trên toàn quốc?".
Bộ trưởng Thể cho hay, hạn cuối cùng thực hiện thu phí tự động không dừng là 31/12 cho tất cả các trạm thu phí. Bộ Giao thông Vận tải chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu tiên đã thực hiện được 28 trạm, còn 15 trạm đang triển khai.
Giai đoạn 2, Bộ Giao thông Vận tải đấu thầu công khai, hiện các đơn vị tham gia đã khảo sát 33 trạm thu phí, theo cam kết thì nhà đầu tư sẽ hoàn thành trong tháng 12/2019.
Theo ông, bất cập hiện nay là việc dán, nộp tiền vào thẻ còn hạn chế; do chưa hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống nên các trạm thu phí đã triển khai thu phí không dừng vẫn phải kết hợp thu phí thủ công. "Vẫn còn tâm lý thu phí tự động cũng được, thủ công cũng được nên lái xe dù dán thẻ cũng không nộp tiền và thường chọn nộp tiền trực tiếp", ông Thể nói.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ tham mưu Chính phủ ban hành chỉ đạo, tới cuối 2019 bắt buộc các phương tiện chưa dán thẻ thu phí không dường, chưa nộp tiền vào thẻ sẽ phải đi vào làn thu tiền thủ công. Mỗi trạm bố trí 2 làn thu phí thủ công. "Nếu phương tiện nào không chấp hành thì phải xếp hàng, xếp hàng 5-10 km cũng phải xếp hàng, không được quyền đi vào làn thu phí tự động", ông nhấn mạnh.
Cùng đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước về liên thông tài khoản thẻ với tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tài xế.
"Đến cuối năm nay, khi hoàn thiện dự án thu phí không dừng của các trạm BOT thì chúng ta sẽ có giải pháp kiểm soát.
Các phần mềm kiểm soát hoạt động các trạm BOT sẽ giúp cơ quan nhà nước kiểm soát thường xuyên hoạt động các trạm thu phí. Chúng ta có thể xem xét lưu lượng, số lượng xe qua các trạm hàng giờ, hàng ngày để đối chiếu doanh thu mà các doanh nghiệp cung cấp. Khi có hệ thống giám sát như vậy thì chúng ta xác định việc hoàn vốn sẽ tốt hơn hiện nay rất nhiều", Bộ trưởng cho biết.
Liên quan đến việc đấu thầu cao tốc Bắc - Nam, làm thế nào để doanh nghiệp Việt có thể tham gia khi dự án cần số vốn khủng, tư lệnh ngành giao thông cho biết: Hiện tại Bộ GTVT đã bán được 81 hồ sơ, với 34 DN (10 DN nước ngoài và 24 DN trong nước) và cố gắng khoảng tháng 8 sẽ mở thầu để sơ tuyển, tháng 9 có thể cung cấp thông tin cho quốc hội.
“Chúng tôi đang đấu thầu quốc tế, thuê hai tư vấn nước ngoài cùng chúng ta lập hồ sơ mời thầu. Để tạo điều kiện cho DN trong nước, chúng tôi khuyến cáo có thể liên doanh 3, 4 đơn vị trong nước để bảo đảm nguồn vốn; hoặc DN trong nước có thể liên danh với các DN nước ngoài… Như vậy hoàn toàn có thể thực hiện được dự án”, Bộ trưởng Thể nói.