Cấu trúc và yêu cầu đề Ngữ văn tương đương kỳ thi đợt 1

Đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 bám sát cấu trúc, mức độ, tính chất các câu hỏi như đề thi tham khảo lần 2 do Bộ GD&ĐT công bố.
Cô nàng thủ khoa môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT năm 2002 tiết lộ bí quyết đạt điểm tuyệt đối Chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Xuất hiện điểm liệt môn Ngữ văn Giải đáp án đề thi Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020
cau truc va yeu cau de ngu van tuong duong ky thi dot 1

Từ ngữ liệu cho đến yêu cầu của các câu lệnh trong các phần Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học đều tương đương với đề thi chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1. Đây cũng là yếu tố giúp tạo nên tâm thế tương đối tích cực, đảm bảo cho các thí sinh thi đợt 2 có cảm giác an tâm khi phải tham gia kỳ thi quan trọng nhất trong 12 năm học phổ thông trong điều kiện khá đặc biệt, chưa từng có.

Phần đọc hiểu (3 điểm): Ngữ liệu vẫn là trích đoạn của một văn bản mang phong cách ngôn ngữ chính luận cùng dung lượng tương đương với ngữ liệu được sử dụng trong đề thi đợt 1. Nội dung cùng hướng tới những vấn đề của tư tưởng, đạo lý. Nếu đợt 1 gợi ra suy nghĩ về thái độ trân trọng với cuộc sống hàng ngày thì đợt 2 chính là gửi gắm thông điệp về vai trò quan trọng của niềm tin trong cuộc sống. Bốn câu hỏi đọc hiểu đã lần lượt đặt ra yêu cầu theo các mức độ của nhận biết (câu 1, 2), nhận biết kết hợp thông hiểu (câu 3), vận dụng và vận dụng cao (câu 4). Đó là các mức độ phù hợp với quá trình nhận thức của học trò, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và cũng là các kĩ năng mà học sinh đã được ôn luyện trong suốt năm học lớp 12.

Phần 2 - làm văn (7 điểm): Giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm) và bài nghị luận văn học (5 điểm).

Câu nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần đọc hiểu đó là “sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống”. Vấn đề “niềm tin” và khía cạnh bàn luận “sự cần thiết phải có niềm tin” hoàn toàn không xa lạ với học trò và chắc chắn cũng xuất hiện trong rất nhiều bài ôn luyện của các thầy cô trong nhiều năm học. Vì thế, một mặt không làm khó cho học trò nhưng mặt khác có thể hạn chế phần nào hứng thú và khả năng sáng tạo cũng như sự phát huy cái tôi độc lập của thí sinh.

Câu 2 (5 điểm): Bài nghị luận văn học đặt ra yêu cầu “phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến” trong 22 câu thơ của phần cuối đoạn trích “Việt Bắc” hầu như không có sự thay đổi gì về dung lượng, cảm hứng, thể loại… của ngữ liệu so với câu nghị luận văn học của đề thi đợt 1.

Nếu cảm hứng về đất nước, dân tộc, cách mạng… rất phù hợp với cả 2 đợt thi của năm 2020 - một năm chẵn cho những ngày kỷ niệm lớn liên quan tới những sự kiện trọng đại của dân tộc thì sự tương đương về dung lượng, thể loại của ngữ liệu phần nào cũng làm giảm đi tính bất ngờ vốn luôn tạo ra hứng thú cho học trò khi làm bài.

Nhìn chung, đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 vẫn đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp THPT. Cũng như đợt 1, đề không khó, nhất là ngữ liệu của câu nghị luận văn học có lẽ đã được điều chỉnh cho phù hợp với thời lượng làm bài của học trò. Về cơ bản, đề đáp ứng được tâm thế lo lắng, cảm giác thiệt thòi của hơn 26.000 thí sinh thi đợt 2. Tuy nhiên, cũng chính yếu tố đó cũng làm giảm tính phân loại cho đề thi và kết quả chung của kỳ thi. Có thể, đề thi sẽ đem lại cảm giác hụt hẫng cho một bộ phận học trò khao khát sự mới mẻ trong những thông điệp tư tưởng, những vấn đề bàn luận vốn luôn có khả năng mang lại hứng thú và nhu cầu suy ngẫm trong một đề Ngữ văn.

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động