Hà Nội:

Các trường đại học đầu tiên công bố điểm sàn

Điểm sàn xét tuyển đầu vào hay còn gọi là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Điểm xét tuyển đầu vào là mức điểm cơ sở để thí sinh biết mình có đủ điều kiện nộp hồ sơ vào trường hay không. Tới nay, nhiều trường đại học lớn trên địa bàn Hà Nội đã công bố điểm sàn trúng tuyển và điều kiện tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sàn ngành sư phạm Dự án trọng điểm sân Golf nghìn tỷ của tỉnh Hà Nam bất chấp pháp luật Cần thiết quy định điểm 'sàn' cho nhóm ngành đào tạo lĩnh vực sức khỏe

Trường Đại học Kinh tế

Trường đưa ra điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển cho 6 chương trình đào tạo chất lượng cao gồm: Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Kinh tế và Kinh tế phát triển là 18 điểm.

Đối với chương trình liên kết quốc tế ngành Quản trị kinh doanh (do ĐH Troy, Hoa Kỳ cấp bằng), điểm sàn được nhà trường đưa ra là 16,5 điểm.

Điểm sàn gồm tổng điểm các môn thi theo tổ hợp xét tuyển tính hệ số 1, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.

Điểm xét tuyển tính theo thang 40, trong đó môn Tiếng Anh tính hệ số 2, các môn khác tính hệ số 1 theo công thức (điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm Tiếng Anh x 2) + điểm ưu tiên x 4/3.

cac truong dai hoc dau tien cong bo diem san
Mức điểm trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Truyền Thông nằm trong khoảng từ 6,5 - 9,27 điểm

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Mới đây, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo điểm chuẩn xét tuyển học bạ vào các ngành, chuyên ngành tuyển sinh đại học chính quy năm 2020.

Theo đó mức điểm trúng tuyển nằm trong khoảng từ 6,5 - 9,27 điểm. Điểm chuẩn cao nhất là ngành Truyền thông đa phương tiện với số điểm là 9,27 điểm. 9,25 điểm là điểm trúng tuyển ngành Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp. Hội đồng tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo, thí sinh trúng tuyển diện xét tuyển học bạ xác nhận nhập học từ 31/8 đến 17h ngày 10/9/2020.

Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với hệ đại học chính quy dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 19 điểm, áp dụng cùng mức điểm cho các tổ hợp xét tuyển (bao gồm tổng điểm thi THPT 2020 của 3 môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký và điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng).

Học viện Ngân hàng cũng công bố điều kiện trúng tuyển với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ: Nếu thí sinh có điểm thi THPT năm 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ sau (chứng chỉ có thời hạn hiệu lực tối thiểu đến 31/12/2020): IELTS (academic) đạt từ 6.0 trở lên; TOEFL iBT đạt từ 72 điểm trở lên; TOEIC 4 kỹ năng đạt từ 665 điểm trở lên; Chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với ngành Kế toán định hướng Nhật Bản và Hệ thống thông tin quản lý định hướng Nhật Bản).

cac truong dai hoc dau tien cong bo diem san
Học viện Ngân hàng công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với hệ đại học chính quy dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 19 điểm

Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT, nếu thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên quốc gia thì cần có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm trung bình cộng trong 5 kỳ (năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12) của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký đạt từ 7.0 trở lên.

Với thí sinh hệ không chuyên của các trường THPT chuyên quốc gia và thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên tỉnh, thành phố thì cần có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm trung bình cộng trong 5 kỳ (năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12) của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.5 trở lên.

Với thí sinh hệ không chuyên, nếu thí sinh đăng ký các ngành đào tạo hệ đại học chính quy, chương trình liên kết quốc tế thì cũng phải có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm xét tuyển đạt từ 25.00 trở lên.

Đối với thí sinh đăng ký các ngành đào tạo hệ đại học chính quy, chương trình đại trà (các mã ngành còn lại): Thí sinh có điểm thi THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện và có điểm xét tuyển đạt từ 25.75 trở lên.

Đại học Ngoại thương

Điểm sàn trường Đại học Ngoại thương nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối với 2 môn thi xét theo phương thức 3 - xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (bao gồm các tổ hợp môn Toán - Lý, Toán - Hóa, Toán - Văn) đối với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại là 18 điểm.

Điểm sàn với các chương trình tiên tiến khác và chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh là 17 điểm.

Điểm sàn đối với chương trình ngôn ngữ thương mại là 16,5 (các chương trình ngôn ngữ thương mại chỉ xét tổ hợp 2 môn Toán - Văn).

Điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức 4 - xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp môn là 23 điểm đối với tất cả các chương trình giảng dạy tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở 2, TP Hồ Chí Minh; còn đối với các chương trình giảng dạy tại cơ sở Quảng Ninh, điểm sàn là 18 điểm.

Căn cứ tình hình thực tế và đảm bảo quyền lợi tối đa cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT của cả hai đợt, Bộ GD&ĐT điều chỉnh lùi tối đa bảy ngày so với lịch đã công bố đối với đợt 1 về xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Trước ngày 17/9, Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với ngành sức khỏe và sư phạm.

Trước ngày 18/9, các trường điều chỉnh, công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển.

Trước 17 giờ ngày 30/9, các điểm thu nhận hồ sơ cập nhật thông tin điều chỉnh nguyện vọng vào cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Từ 2 - 10 đến 17 giờ ngày 4/10, các trường thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1. Kết quả xét tuyển đợt 1 được thông báo dự kiến trước 17 giờ ngày 5/10.

Trước 17 giờ ngày 10/10, thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 (tính theo dấu bưu điện).

Từ 15/10 đến hết tháng 12, các trường xét tuyển bổ sung.

Trước ngày 28/2/2021, các trường báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020.

Phạm Mạnh (t/h)
Phiên bản di động