Bộ trưởng Bộ Y tế: Nên tập trung vốn vào các dự án trọng điểm

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, không nên phân bố vốn dàn trải mà tập trung cho những dự án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Hà Nội đề xuất Chính phủ phân cấp, phân quyền để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công [phân bổ vốn] Vốn đầu tư công năm 2023 đã phân bổ hơn 638.000 tỷ đồng, đạt trên 90% kế hoạch Bảo đảm phân bổ vốn có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các địa bàn khó khăn

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngày 21/2 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu ý kiến thống nhất cao với báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, năm 2022 là một năm rất nhiều biến động đối với ngành Y tế. "Thời điểm cuối tháng 7 khi tôi về nhận nhiệm vụ thì tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lúc đó mới 5%, rất thấp và thấp nhất trong tất cả các bộ ngành, địa phương", Bộ trưởng chia sẻ.

Chính vì vậy, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các ý kiến liên quan đến các chỉ thị thì Bộ Y tế cũng đã tập trung triển khai và trong đó tập trung các giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy, rà soát, điều chỉnh các dự án, làm việc với các dự án chậm để có giải pháp hỗ trợ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nên tập trung vốn vào các dự án trọng điểm
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng cần tập trung phân bổ vốn cho những dự án trọng điểm. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Từng dự án vướng mắc đã được lãnh đạo Bộ Y tế làm việc để tháo gỡ khó khăn. Trong đó, một trong những giải pháp là tăng cường trao đổi tích cực với các địa phương nơi mà các dự án liên quan đến đầu tư xây dựng, các cơ sở y tế tại các địa phương để tháo gỡ khó khăn các vấn đề liên quan đến vướng mắc giải phóng mặt bằng.

Chính vì vậy, năm 2022 từ tỷ lệ là 5% đã tăng lên 69,10%, trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 83,32%. Có thể nói đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của ngành Y tế để cùng với các địa phương liên quan đến giải phóng mặt bằng cũng như tập trung giải ngân vốn đầu tư công để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của Bộ Y tế.

Và đối với kế hoạch năm 2023, vốn của Bộ Y tế 2.063,4 tỷ đồng, trong đó, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 1.465 tỷ đồng cho 15 dự án khởi công mới. Đến thời điểm này, Bộ Y tế đã thực hiện thủ tục để phê duyệt chủ trương đầu tư 15 dự án này.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã hoàn thành phân bổ thêm 832 tỷ đồng, theo ý kiến của Quốc hội liên quan đến nguồn phục hồi. Trong đó, Bộ Y tế mới đầu cũng xây dựng những phương án hỗ trợ bổ sung cho các địa phương bởi vì nhu cầu của y tế dự phòng, y tế cơ sở rất lớn. Chính vì vậy, phương án đầu tiên của chúng tôi cũng tập trung cho 35 tỉnh, thành phố để phân bổ.

Tuy nhiên, khi sang bộ phận tổng hợp, rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng yêu cầu phải phân bổ lại. Chính vì vậy, thời gian kéo dài hơn và chúng tôi cũng phải làm lại phương án lại lần thứ hai.

Đến thời điểm này, phương án đó đã được thống nhất và đã phân bổ số vốn còn lại cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 4 tỉnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là không dàn trải và tập trung cho những dự án trọng điểm để làm sao đẩy nhanh tiến đội giải ngân vốn đầu tư công.

Đối với số còn lại là vốn đầu tư công trung hạn, hiện nay, Bộ Y tế còn 598,4 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là vốn ngân sách trong nước. Hiện nay các phương án phân bổ cũng đã được triển khai xong.

Trong số này cũng dành 412 tỷ cho 4 dự án hiện nay đang triển khai rồi. Bộ Y tế vừa rút kinh nghiệm, nếu được, trong chiều nay sẽ giao cho đồng chí Thứ trưởng ký và khi ký xong sẽ giải ngân.

Còn lại một vấn đề phải xin ý kiến Thủ tướng vì liên quan đến số vốn của năm 2023, Bộ Y tế còn 185,5 tỷ đồng nhưng cái này sẽ phân bổ cho các dự án đã chuyển tiếp. Theo khoản 2 Điều 52 của Luật Đầu tư công thì thời gian bố trí là không quá 4 năm đối với dự án nhóm B. Trường hợp không đáp ứng được thời hạn trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian bố trí vốn đề sử dụng vốn ngân sách Trung ương.

Hiện nay, Bộ Y tế có 3 dự án chuyển tiếp của giai đoạn 2021 - 2025 đã quá thời hạn, đó là liên quan đến dự án đầu tư xây dựng Viện pháp y tâm thần Trung ương 60 tỷ, dự án xây dựng mới Viện pháp y quốc gia 25,5 tỷ và dự án nâng cấp Bệnh viện K cơ sở 1, cơ sở 2 là 100 tỷ. Nội dung này Bộ Y tế cũng có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ tháng 12/2022 để tổng hợp chung trình Thủ tướng Chính phủ. Bộ Y tế mong được phê duyệt để tiếp tục hỗ trợ cho các đơn vị tập trung cho lĩnh vực này.

Khánh Khoa
Phiên bản di động