Bình Xuyên: Tăng cường kiểm tra đê, kè, cống qua đê để ứng phó mưa lũ

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã xảy ra mưa lớn kèm theo dông, lốc và gió giật mạnh, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Bình Xuyên đã đi kiểm tra các xã, thị trấn về hệ thống đê điều, hệ thống ao, hồ, khu dân cư nhằm chủ động sẵn sàng ứng phó với mưa lũ.
Huyện Bình Xuyên cơ bản khắc phục xong tình trạng cây bị đổ gãy do bão Chủ tịch huyện Bình Xuyên: Tập trung triển khai nhiệm vụ phòng chống bão số 3 Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên: Tập trung triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
undefined
Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên đi kiểm tra hệ thống đê điều sau cơn bão số 3 (YAGI)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Bình Xuyên cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kèm theo dông, lốc và gió giật mạnh. Mực nước tại các sông và các khu vực phụ cận lên cao.

Theo thống kê sơ bộ, bão số 3 đã làm cho hơn 1 nghìn ha lúa, hơn 200 ha hoa màu, hơn 1.200 nhà của huyện Bình Xuyên bị tốc mái thiệt hại ước tính hành chục tỷ đồng.

undefined
Tại một số nơi nước sông lên cao gây ngập úng nhà và đường giao thông

Tại khu vực đê Sáu Vó xã Tân Phong huyện Bình Xuyên có chiều dài 3,5 km, mực nước đã đạt trên 8 mét, trong khi nước vẫn đang tiếp tục dâng cao.

Tại tuyến đường 36 thuộc địa phận xã Sơn Lôi sang thị trấn Bá Hiến, có khoảng 300m bị ngập úng cục bộ do nước trên sông Bá Hanh vượt mức cho phép nên đã tràn ra đường, gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông.

Tại khu vực thôn Gò Dẫu xã Thiện Kế, mực nước trên sông tràn vào khu dân cư khiến hàng trăm hộ dân có nguy cơ ngập úng và thuộc diện phải di dời…

undefined

Kiểm tra tình hình thực tế tại các tuyến đê trên địa bàn các xã, thị trấn, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan liên quan cần tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa lũ sau bão để chủ động ứng phó;

Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra đê, kè, cống qua đê, nhất là các hệ thống kè, cống, bờ sông và chân đê phía sông, rà soát và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ. Phát hiện và xử lý kịp thời mọi sự cố, hư hỏng về đê, kè, cống qua đê xảy ra sau đợt mưa lũ; báo cáo kịp thời, chính xác mọi sự cố xảy ra với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện; đồng thời tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Lê Sơn
Phiên bản di động