Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ làm việc với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

TTTĐ - Chiều 16/3, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã làm việc với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Quận Đống Đa phải đi đầu trong xây dựng không gian ngầm Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ gửi thư khen "người hùng" cứu tính mạng bé gái rơi xuống từ lan can chung cư Xác định tư duy, tầm nhìn, ý chí khát vọng phát triển quận Đống Đa trong 5 năm tới

Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo; Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng; Lãnh đạo một số Sở, ban, ngành thành phố và cán bộ chủ chốt Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ công chức, viên chức đại phương về lý luận chính trị - hành chính; Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội…

Báo cáo với Bí thư Thành ủy, PGS.TS Phạm Minh Anh, Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cho biết: Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và thường xuyên của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Trường hiện gồm 3 khoa, 2 phòng và 1 trung tâm; Tổng số có 106 viên chức và người lao động. Trong đó có 10 tiến sỹ, 66 thạc sĩ, 15 cử nhân, 15 trình độ khác. Về trình độ lý luận chính trị có 29 cao cấp, 47 trung cấp.

Từ năm 2016 đến năm 2020, Nhà trường đã tổ chức thực hiện, phối hợp quản lý và phục vụ 279 lớp với 36.451 học viên. Trong đó, 13 lớp cao cấp lý luận chính trị; 128 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính; 3 lớp đào tạo thí điểm công chức nguồn cấp xã; 1 lớp học bổ sung, đổi bằng trung cấp lý luận chính trị lấy bằng trung cấp lý luận chính trị hành chính; 135 lớp bồi dưỡng (bồi dưỡng cán bộ các ban Đảng, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội TP, 3 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, 45 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, 14 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, 11 lớp bồi dưỡng đảng viên mới, 3 lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn quy hoạch các chức danh…).

Trường cũng đã tổ chức thực hiện 30 đề tài khoa học cấp trường; 10 hội thảo khoa học cấp trường và 39 hội thảo khoa học cấp khoa. Hàng năm, Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế trong và ngoài thành phố từ 2-3 lần/năm…

Giai đoạn 2021 - 2025, nhà trường đề ra phương hướng sớm đạt tiêu chuẩn mô hình trường chính trị chuẩn, xây dựng trường học thông minh, quản lý nhà trường theo tiêu chuẩn chất lượng ISO; Phấn đấu nâng cấp thành học viện vào năm 2025; Đa dạng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường; Tăng cường phối hợp đào tạo bồi dưỡng với các cơ quan Trung ương và các tỉnh bạn; Hướng tới đào tạo đại học, sau đại học và hợp tác đào tại quốc tế; Xây dựng đội ngũ giảng viên nhà trường đạt tiêu chuẩn: 100% trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó đến năm 2025 ít nhất 30% đạt trình độ tiến sỹ, hướng đến năm 2030, trên 50% giảng viên là tiến sĩ.

Trường cũng đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học lý luận có uy tín, chất lượng của Thủ đô và đất nước…

Tại cuộc làm việc, 6 nhóm vấn đề được nhà trường kiến nghị đến lãnh đạo thành phố. Trong đó về biên chế và tổ chức bộ máy, trường đề nghị căn cứ vào số biên chế giao năm 2020-2021, Thành ủy cho phép trường được xét tuyển kết hợp với thi tuyển số lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn đã công tác tại trường từ 5 - 17 năm; Cử đội ngũ cán bộ, giảng viên đi luân chuyển, biệt phái, đi thực tế có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm tại các cơ quan, ban ngành hoặc các địa phương trên địa bàn.

Về hoạt đông nghiên cứu khoa học, trường đề nghị cho phép nhà trường mời một số nhà khoa học có uy tín của thành phố và các cơ quan Trung ương tham gia Hội đồng khoa học nhà trường; Cho phép nhà trường chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn theo chuyên đề của thành phố để nhà trường vừa thực hiện tốt chức năng đào tạo, bồi dưỡng, vừa thực hiện tốt chức năng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn...

Đối với dự án xây dựng trụ sở trường tại số 220 đường Láng, nhà trường kiến nghị thành phố chuyển hình thức xây dựng trường từ BT sang hình thức đầu tư công, trung hạn từ 2021 - 2023; Cho phép xây dựng trường tại 220 đường Láng, quận Đống Đa; Giao trả mặt bằng diện tích đất xây dựng trên 41.000m2 tại phường Phú Lương và cho phép quyết toán phần san nền tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.

Nhà trường cũng nêu kiến nghị cho phép phối hợp với các cơ quan chức năng chuyển đổi mục đích sử dụng cơ sở 2 tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông thành khu nhà ở, chung cư cho cán bộ của trường và một số cơ quan của thành phố…

(Tiếp tục cập nhật...)

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động