Báo động các đại dương ngày càng ấm lên

Nhiệt độ bề mặt đại dương đã tăng lên 20,96°C (69,7 độ F) vào ngày 4/8, theo dữ liệu của Đài quan sát khí hậu Liên minh Châu Âu. Kỷ lục trước đó là 20,95°C vào tháng 3/2016, một phát ngôn viên của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của EU nói với AFP.
Nguy cơ "đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá": Thế giới cần "thay đổi" Hành động vì đại dương không rác thải nhựa Lượng rác thải nhựa ở Đại Tây Dương cao hơn nhiều ước tính lâu nay

Vào ngày 31/7, nhiệt độ 38,3°C đã được ghi nhận ở ngoài khơi bờ biển Florida. Đây có thể là mức cao kỷ lục thế giới đối với phép đo điểm nếu con số này được xác nhận.

Tuần trước, mức nhiệt trên bề mặt Bắc Đại Tây Dương đã tăng lên mức cao kỷ lục là 24,9°C, theo dữ liệu tạm thời từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA).

Bắc Đại Tây Dương thường chỉ đạt nhiệt độ cao nhất vào tháng 9. Kể từ tháng 3, tháng mà Bắc Đại Tây Dương bắt đầu ấm lên sau mùa đông, nhiệt độ đã cao hơn so với những năm trước và khoảng cách với các kỷ lục trong quá khứ tiếp tục gia tăng trong những tuần gần đây. Khu vực này đã trở thành một điểm quan trọng để quan sát sự nóng lên của các đại dương trên thế giới.

Đầu tháng 7, biển Địa Trung Hải đã phá kỷ lục nhiệt hàng ngày, với nhiệt độ trung bình là 28,71°C, theo trung tâm nghiên cứu hàng hải hàng đầu của Tây Ban Nha.

Theo các chuyên gia, các đại dương đã hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do hoạt động của con người tạo ra kể từ thời kỳ công nghiệp. Lượng nhiệt dư thừa này tiếp tục tích tụ khi khí nhà kính, chủ yếu từ việc đốt dầu mỏ, khí đốt và than đá, tiếp tục tích tụ trong bầu khí quyển của Trái đất.

Báo động các đại dương ngày càng ấm lên
Các đại dương trên thế giới lập kỷ lục nhiệt độ mới

Thực trạng các đại dương nóng lên được dự đoán sẽ có những tác động khác đến đời sống động thực vật biển, bao gồm cả sự di cư của một số loài nhất định và sự lây lan của các loài xâm lấn. Điều này có thể đe dọa nguồn cá và do đó làm suy yếu an ninh lương thực ở một số nơi trên thế giới.

Việc đại dương ấm hơn sẽ khiến chúng ít có khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2), làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của vòng luẩn quẩn nóng lên toàn cầu. Và nền nhiệt cao hơn có thể sẽ tiếp diễn, vì hiện tượng El Nino, có xu hướng làm nước biển nóng lên, chỉ mới bắt đầu.

“Sóng nhiệt đại dương là mối đe dọa trực tiếp đối với một số sinh vật biển. Chúng tôi đã chứng kiến ​​tình trạng tẩy trắng san hô ở Florida do nắng nóng và tôi cho rằng sẽ có nhiều tác động hơn nữa”, Piers Forster, thuộc Trung tâm Khí hậu Quốc tế tại Đại học Leeds nói.

Các nhà khoa học dự kiến, những tác động tồi tệ nhất của El Nino hiện tại sẽ được cảm nhận vào cuối năm 2023 và tiếp tục trong những năm tiếp theo.

Rowan Sutton, Giám đốc nghiên cứu khí hậu tại Đại học Reading, cho biết: “Mặc dù chắc chắn có những yếu tố ngắn hạn, nhưng nguyên nhân chính lâu dài là sự tích tụ khí nhà kính trong khí quyển do hoạt động của con người gây ra, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch”.

Tụê Uyên
Phiên bản di động