TỪ CHỈ ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH ĐẾN SỰ CHUẨN BỊ VÀ CHIẾN THẮNG “HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"

Bài 2: Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm của quân và dân ta

Với sự chuẩn bị và quyết tâm chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận đã đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược của quân đội Mỹ. Cho đến nay, chiến thắng này vẫn còn nguyên giá trị và để lại nhiều bài học quý báu cần được nghiên cứu vận dụng trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Bài 1: “Dám đánh", "quyết đánh” và “đánh thắng” B-52 của Mỹ Chiến công của các bác sỹ quân y trong trận Điện Biên Phủ Trưng bày sách, ảnh nhân kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - Chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Thứ nhất, sự chuẩn bị toàn diện của quân đội mà nòng cốt là Quân chủng Phòng không - Không quân.

Quán triệt những chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu đã ra chỉ thị và hướng dẫn, động viên Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu, huấn luyện và lập kế hoạch đánh B-52. Chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, ngày 18-4-1966, Quân chủng Phòng không - Không quân ra chỉ thị cho các đơn vị với tinh thần: “Quyết tâm bắn rơi máy bay B-52 của đế quốc Mỹ”.

Từ tháng 5/1966, đến đầu năm 1972, 4 lần Quân chủng đưa bộ đội tên lửa, không quân, rađa vào chiến trường Quảng Bình - Vĩnh Linh để nghiên cứu, theo dõi và trực tiếp đánh B-52.

Bài 2: Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm của quân và dân ta

Bộ đội tên lửa những ngày đánh trận Điện Biên Phủ trên không - Ảnh: Tư liệu/Internet

Trước tình hình chiến chiến sự trên cả nước ngày càng căng thẳng và phức tạp, nhất là chiến lược “chiến tranh phá hoại” của Mỹ, công tác chuẩn bị mọi mặt cho bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội ngày càng gấp rút. Tháng 2/1968, Quân ủy Trung ương đã giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không - Không quân xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống tập kích bằng máy bay B-52 vào Thủ đô Hà Nội. Bản Dự thảo kế hoạch ra đời tháng 1-1969. Đến ngày 28-6-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Trong buổi làm việc, Đại tướng chỉ rõ: sắp tới địch sẽ đánh mạnh hơn… chúng sẽ dùng B-52 đánh đêm, gây nhiễu nặng, che mắt ta, giao Bộ Tổng tham mưu chủ trì cùng Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa cách đánh B-52. Tiếp đó, ngày 06-7/1972, hai đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội là Vương Thừa Vũ và Phùng Thế Tài đã chủ trì Hội nghị thảo luận bàn cách đánh B-52. Tham dự Hội nghị có cán bộ lãnh đạo và chỉ huy của Bộ, Quân chủng Phòng không - Không quân và nhiều cán bộ khoa học công nghệ đầu ngành tham gia. Sau những sự chuẩn bị rất tích cực, khẩn trương, nghiêm túc đó, chúng ta đã có bản kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội được Tổng Tham mưu trưởng phê chuẩn ngày 24/11/1972, trước khi R. Nixon chính thức phê chuẩn kế hoạch dùng B-52 đánh phá Hà Nội 20 ngày.

Từ sự chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, chúng ta đã có sự chủ động, tích cực trong chuẩn bị toàn diện từ kế hoạch, kinh nghiệm, kỹ thuật, phối hợp hiệp đồng tác chiến, … sẵn sàng đánh bại tập kích đường không của quân Mỹ ở mức cao nhất có thể.

Thứ hai, ý chí quyết tâm sắt đá của quân và dân miền Bắc.

Bên cạnh sự chuẩn bị toàn diện ở trên của quân đội, chính ý chí quyết tâm chiến đấu sắt đá của quân và dân miền Bắc, là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm nên chiến công lịch sử của dân tộc.

Trong quá trình tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân và dân miền Bắc nói chung, quân và dân Thủ đô Hà Nội nói riêng luôn quán triệt sâu sắc ý chí quyết tâm đánh bại kẻ thù. Có thể thấy rằng, với sự chuẩn bị toàn diện của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Phòng không - Không quân; với cách thức tuyên truyền, giáo dục hiệu quả, quân và dân ta đã nhận thức rõ, đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ Thủ đô ngàn năm văn hiến - trái tim của cả nước, cũng như bảo vệ bầu trời các thành phố lân cận. Đó là “cuộc chiến tranh nhân dân rất mới lạ”, bởi lẽ đây là cuộc chiến tranh phá hoại của địch chủ yếu bằng lực lượng không quân và vũ khí hiện đại, nhằm đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá như tuyên bố của Chính phủ Mỹ. Thông qua đó, Mỹ muốn cắt đứt nguồn viện trợ của hậu phương lớn miền Bắc cho chiến trường miền Nam, và gây sức ép buộc ta phải ký hiệp định chấm dứt chiến tranh trên bàn ngoại giao theo ý đồ của chúng.

Mặt khác, từ quán triệt sâu sắc ý nghĩa vô cùng quan trọng của trận đánh, nhất là tác động về kết quả trận đánh đến chiến trường miền Nam, để đi tới thống nhất nước nhà. Quân và dân miền Bắc, đặc biệt là quân và dân Thủ đô Hà Nội, đã nhận thức rõ yêu cầu phải thực hiện đồng thời cả đánh địch và phòng tránh, đánh trả, bảo đảm giao thông vận tải; chiến đấu gắn với sản xuất và bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, nhằm hạn chế tổn thất và luôn giữ vững tinh thần dám đánh, quyết đánh, quyết thắng. Đáng chú ý, với siêu pháo đài bay B-52, Mỹ rêu rao rằng phi công Mỹ sẽ dạo chơi trên bầu trời Hà Nội. Tuy nhiên, trái với sự huênh hoang đó của Mỹ, bộ đội phòng không, không quân của ta đã ngày đêm tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm, để tìm phương cách tối ưu nhất đánh B-52. Thời gian đầu, bộ đội ta đã gặp rất nhiều khó khăn để có thể bắn hạ được B-52, song với ý chí quyết tâm cao độ, lực lượng rađa đã thành công trong phân tích dải nhiễu, tạo tiền đề để tên lửa phòng không đánh trúng mục tiêu. Kinh nghiệm bắn rơi B-52 của Trung đoàn tên lửa H38 (SAM2) trên đất Vĩnh Linh, Quảng Trị, nhanh chóng được phổ biến và nhân rộng. Cùng với đó là nỗ lực và tinh thần dũng cảm, quyết tâm sẵn sàng vượt qua nguy hiểm của bộ đội không quân thông qua phương án đánh B-52 bằng quan sát mắt thường, không dùng rađa đi thấp kéo cao mà bay ở độ cao có lợi 5-6km, giữ tốc độ lớn khoảng 1.000km/giờ để cơ động và tiếp cận B-52; dẫn máy bay ta vào bán cầu sau, ở cự ly khoảng 5-6km, thay vì 12km. Tinh thần và quyết tâm chiến đấu của lực lượng phòng không quân và nhân dân miền Bắc theo câu nói nổi tiếng của anh hùng Nguyễn Viết Xuân: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” đã trở thành khẩu hiệu động viên, thôi thúc quân và dân ta vững vàng trên trận địa, sẵn sàng tạo ra mạng lưới phòng không dầy đặc tiêu diệt quân thù.

Bài 2: Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm của quân và dân ta

Xác B52 rơi ở đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội

Ngoài ra, ý chí quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta còn được bồi đắp và thấm sâu vào từng người dân và mối cán bộ, chiến sĩ. Trừ các cụ già và các cháu thiếu nhi được di chuyển ra khu vực sơ tán an toàn, mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan, xí nghiệp đều ra sức đào hầm sẵn sàng tránh bom đạn của kẻ địch. Và bên các mâm pháo, thiết bị rađa, tên lửa, quân và dân ta luôn sẵn sàng giáng cho kẻ địch sức mạnh của ý chí Việt Nam. Nếu như dư luận quốc tế hết sức lo lắng cho Việt Nam, thì tại Thủ đô Hà Nội khi đó, một nữ tự vệ khi trả lời khách nước ngoài về sức chịu đựng bom đạn Mỹ đã nói: “Nhà cửa có thể sập, nhưng có một thứ không sập được, đó là con người”. Tinh thần và ý chí quyết tâm của bộ đội cũng luôn được giữ vững và củng cố trong suốt diễn biến của trận đánh: “Trong những phút giây gian khổ và ác liệt nhất, tất cả mọi cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đội ngũ phi công, giữ được ý chí sắt son, khao khát được thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, còn một người, một máy bay cũng kiên quyết tiến công; mỗi phi công sẵn sàng làm quả đạn tên lửa thứ ba để đánh rơi B-52… sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Thủ đô thân yêu”.

TS.Trịnh Quốc Việt
Phiên bản di động