Ăn ngô luộc không đảm bảo, tiềm ẩn tác hại cho sức khỏe
Ngô luộc hóa chất
Để ngô nhanh chín khi luộc, người ta cho 1 - 2 cục pin vào nồi luộc chung, ngô sẽ chín rất nhanh.
Theo những người bán ngô luộc lâu năm, khi lấy ở chợ đầu mối ngô không còn tươi vì để lâu ngày, hạt đã khô cứng lại nên luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu. Khi muốn ăn thì họ sẽ phải luộc riêng, không cho hóa chất vào.
Ngoài ra, ngô luộc buổi sáng thì buổi chiều dễ ôi thiu do vi sinh vật hoạt động. Chính vì vậy, những người luộc ngô bán rong còn cho muối diêm vào ngô giúp ngô không bị ôi thiu. Vì trong muối diêm có chứa nitrit và nitrat là những hóa chất để tiêu diệt vi sinh vật.
Không nên ăn ngô luộc vỉa hè, nhất là những hàng quán không sạch sẽ, không uy tín do việc dùng hóa chất khó phát hiện |
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa (Hà Nội), muối diêm vẫn được sử dụng trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm nhưng đều có các khuyến cáo liên quan tới liều lượng do vượt ngưỡng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe.
Muối diêm được phép dùng làm phụ gia thực phẩm để bảo quản thịt, lạp xưởng, phomat… Theo quy định cho phép dùng tới 500mg/kg sản phẩm lạp sườn, dăm bông, xúc xích, thịt chế biến và 50mg/kg phomat.
Khi muối diêm có lẫn nhiều tạp chất là kim loại nặng thì không được dùng cho thực phẩm mà chỉ dùng trong công nghiệp. Nếu dùng quá giới hạn có thể gây rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa thành chất gây ung thư, nhất là ung thư gan, dạ dày.
Khi muối diêm có lẫn với các kim loại nặng (như trong pin) thì càng không được dùng cho thực phẩm mà chỉ có thể sử dụng trong công nghiệp. Hấp thụ một lượng lớn muối diêm có thể gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa... về lâu dài cũng thể thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư.
Ăn ngô đúng cách
Ngô chứa lượng lớn chất xơ, kali và các chất oxy hóa. Trong 100g ngô hạt cung cấp 342 calo cho cơ thể, do đó ngô được coi là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Một cốc ngô cung cấp 18,4% lượng chất xơ cho cơ thể cần mỗi ngày, giúp hỗ trợ và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa như táo bón, trĩ, ung thư ruột kết.
Theo các chuyên gia, ngô luộc có thể ăn hàng ngày nhưng bạn cần lưu ý liều lượng ngô nạp vào cơ thể. Bạn chỉ nên ăn 1 bắp ngô luộc có kích thước vừa phải mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
Khi ăn quá nhiều ngô có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe như kích hoạt bệnh tự miễn. Ngoài ra ngô có thể gây khó chịu cho niêm mạc ruột. Các protein trong ngô là gluten có thể làm xáo trộn hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Ngô có chỉ số đường huyết cao, nên dễ dàng chuyển đổi thành đường trong cơ thể, gây ra phản ứng insulin, làm tình trạng viêm thêm trầm trọng. Đặc biệt khi ăn ngô sống sẽ có thể gây rối loạn đường ruột, tiêu chảy.
Thực chất ngô không phải là một loại rau mà là một loại ngũ cốc, nên nhiều người thường lầm tưởng rằng ăn càng nhiều càng tốt |
Theo các chuyên gia, những người sau đây không nên ăn ngô. Thứ nhất là những người có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí có khi còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa.
Ngoài những người tiêu hóa kém không ăn được ngô thì những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.
Bên cạnh đó, Xenlulo trong ngô rất phong phú, sau khi ăn sẽ bị cản trở quá trình hấp thụ và bổ sung protein, dẫn đến lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, những người có sức đề kháng kém nên ăn ít ngô, vì nó có khả năng gây hại cho một số cơ quan.
Những người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi năng lượng và calo trong ngô tương đối ít. Những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô như một loại lương thực chính.
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi bạn ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.
Những đại kỵ khi ăn lạc cần tránh gây hại cho sức khoẻ Mùa lạnh ăn lạc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt lạc được sử dụng trong các bữa ăn nhẹ hàng ngày ... |
Những thực phẩm không nên kết hợp, tránh gây hại cho sức khỏe Có những loại thức ăn và thức uống không thể kết hợp với nhau trong cùng một bữa ăn vì sẽ tạo thành phản ứng ... |
"Con dao hai lưỡi" đối với sức khỏe nếu dùng củ dền sai cách Mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe song nếu nếu chế biến củ dền không đúng cách hoặc dùng cho đối tượng ... |