3 chị em ruột tử vong do bệnh Whitmore

3 con nhỏ của đôi vợ chồng trẻ ở Sóc Sơn đã lần lượt tử vong nghi do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Whitmore. Trước khi các bé tử vong đều có biểu hiện như nhau. 
Một phụ nữ ở Phú Yên nhiễm khuẩn Whitmore Xử phạt người tung tin "vi khuẩn ăn thịt người" ở Quảng Bình Điều trị thành công 3 ca nhiễm khuẩn huyết Whitmore ở Hòa Bình Nóng tuần qua: Bệnh Whitmore, tân dược hết đát, thanh toán viện phí không tiền mặt

Mới đây, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn vừa có báo cáo Kết quả điều tra ca bệnh Whitmore tại thôn Đỗ Lương, xã Bắc Sơn trên địa bàn huyện.

Theo đó, chỉ trong vòng chưa đầy vài tháng, 3 em nhỏ trong cùng 1 gia đình đã tử vong và có những biểu hiện giống ca bệnh Whitmore.

Tháng 4/2019, bé gái đầu nhiễm khuẩn huyết gây hoại tử đường ruột mất.

Đến tháng 10/2019, bé trai thứ 2 sốt nhẹ, sau khi điều trị đã thấy đỡ lại mất tiếp dù diễn biến có vẻ tiến triển tốt.

Ngày 16/11 đứa con cuối cùng của gia đình lại ra đi với biểu hiện như anh chị của bé, sốt cho ra viện tử vong.

3 anh em mot nha tu vong vi nghi nhiem khuan whitmore
Vi khuẩn Whitmore ẩn mình trong các vùng đất tù đọng, lây qua các vết thương hở

Theo kết quả xét nghiệm 2/3 trẻ tử vong là do nhiễm vi khuẩn Whitmore, 1 bé còn lại chưa rõ nguyên nhân. Điều tra các hộ xung quanh khu vực nhà nạn nhân chưa phát hiện thêm trường hợp nghi mắc.

Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn đã hướng dẫn các hộ gia đình trong khu vực quanh nhà nạn nhân cách thức vệ sinh đúng cách để phòng bệnh đồng thời phân công cán bộ theo dõi khu vực có bệnh nhân để kịp thời báo cáo khi có người nghi mắc mới.

Trung tâm cũng khuyến cáo về sự nguy hiểm của loại vi khuẩn này và đề nghị ông bà cha mẹ hãy dừng cho con nghịch bùn, đất, cát. Vệ sinh sạch sẽ cho các con.

Bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore (hay còn gọi là melioidosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh do bác sĩ Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên Whitmore. Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất đặc biệt là bùn đất, lây sang người qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn, nhất là vào mùa mưa.

Người nhiễm bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Cách suy nghĩ về bệnh “ăn thịt người” phải được hiểu đúng là do vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu,… Điều quan trọng là chẩn đoán bệnh Whitmore thường sai và chậm, diễn tiến bệnh khó lường nên nhận thức của người dân về bệnh không được chú trọng gây nên nhiều hiểu lầm và hoang mang trong cộng đồng.

D.Minh
Phiên bản di động