Bệnh nhi 15 tuổi tử vong vì mắc Whitmore
Gia đình có 3 con tử vong ở Sóc Sơn, tìm thấy mẫu đất trong vườn chứa Whitmore |
Thông tin trên được PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ với báo giới vào tối 12/11.
Theo đó, bệnh nhi này ngụ thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa, chuyển đến viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 của bệnh Whitmore. Trước đó, bé đã điều trị tại hai bệnh viện địa phương. Hai ngày trước khi khởi phát, bé đi học về bị dầm nước mưa, sau đó sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi sẩn ban, đau tức ngực phải, đau bụng... vào viện cấp cứu. Bệnh nhi được chyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nặng, phổi tổn thương, suy hô hấp, ban sẩn xuất huyết ở hai bàn tay, thở máy, duy trì vận mạch. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, Whitmore.
Như vậy, một trong hai bệnh nhi ở Thanh Hóa mắc Whitmore, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đã tử vong. Trường hợp còn lại là em bé 10 tuổi ở huyện Nông Cống, vẫn đang được điều trị.
Ngày 10/11, Bộ Y tế ghi nhận 3 trường hợp Whitmore. Bô cũng cảnh báo: "Whitmore không thường gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong cao".
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có trong đất, nước nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể qua da, qua vết thương hở |
Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn này sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B. pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Tại Việt Nam, khoảng 70% ca Whitmore nhập viện từ tháng 9 đến tháng 11. Bộ Y tế ghi nhận ca Whitmore tăng đột biến trong thời gian này tương đổng với những kết quả nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới. Số bệnh nhân thường liên quan và tỷ lệ thuận với tình trạng mưa lũ hàng năm.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh; không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm; làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín, uống sôi…