11 nữ xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất của Liên Xô
Đặc nhiệm Liên Xô đã đoạt vũ khí mới nhất của Mỹ ở Afghanistan như thế nào? Con đường của một “dân anh chị” trở thành Anh hùng Liên Xô |
Cả Hitler và Napoleon đã không tính đến hai yếu tố quan trọng làm thay đổi kết cục cuộc chiến: mùa đông khắc nghiệt ở Nga và chính người Nga - toàn dân tham gia chiến đấu - cả nam lẫn nữ, từ cụ già đến em trẻ em... Ước tính, có 800.000 nữ quân nhân đã chiến đấu trong Chiến tranh Vệ quốc ở cương vị là lính bắn tỉa, xạ thủ súng máy, chiến sĩ xe tăng..., và thậm chí cả phi công; trong số 2.000 tình nguyện viên, chỉ có 500 người sống sót. Nhiều người trong số họ là nữ xạ thủ bắn tỉa, đã hạ gục rất nhiều binh sĩ và sĩ quan Đức quốc xã, được ca ngợi và khen thưởng. Dưới đây là mười một tay súng bắn tỉa nữ Liên Xô nguy hiểm nhất trong lịch sử quân sự.
1. Tanya Baramzina
Tanya Baramzina; Nguồn: HGR |
Tatyana Nikolaevna Baramzina là một giáo viên mẫu giáo trước khi trở thành xạ thủ của Sư đoàn bộ binh số 70 thuộc Tập đoàn quân số 33. Tanya chiến đấu tại Mặt trận Belarus và được tung vào hậu phương địch để thực hiện nhiệm vụ bí mật; đã tiêu diệt 36 tên phát xít; tuy nhiên, không may bị bắt, bị tra tấn và xử bắn. Tanya đã được truy tặng Huân chương Sao Vàng và danh hiệu Anh hùng Liên Xô ngày 24/3/1945.
2. Nadezhda Kolesnikova
| |
Nadezhda Kolesnikova: Nguồn HGR |
Nadezhda Kolesnikova là một xạ thủ bắn tỉa tình nguyện chiến đấu trên Mặt trận phía đông Volkhov năm 1943, đã tiêu diệt 19 binh lính địch. Sau chiến tranh, Kolesnikova đã được trao huy chương vì lòng dũng cảm.
3. Tanya Chernova
Tanya Chernova; Nguồn: HGR |
Không nhiều người biết đến cái tên này, nhưng Tanya là nguyên mẫu của một nữ xạ thủ cùng tên trong bộ phim “Kẻ thù ở ngay trước cửa” (“Враг у ворот”). Cô là người Mỹ gốc Nga, đã đến Belarus với ông bà, nhưng họ đã bị lính Đức giết. Cô trở thành tay bắn tỉa của Hồng quân, gia nhập nhóm bắn tỉa “Những con thỏ” nổi tiếng được Vasily Zaitsev thành lập. Tanya đã giết 24 lính Đức trước khi bị thương ở bụng do mìn. Cô được gửi về Tashkent để điều trị và may mắn đã sống sót qua chiến tranh.
4. Ziba Ganieva
Ziba Ganieva; Nguồn: HGR |
Là một trong những nhân vật lôi cuốn nhất của Hồng quân, người nổi tiếng ở Nga và là nữ diễn viên điện ảnh người Azerbaijan trong thời kỳ tiền chiến tranh, Ziba Ganieva chiến đấu trong Sư đoàn Bộ binh Cộng sản số 3 của Quân đội Liên Xô. Cô đã dũng cảm ra trận 16 lần, giết được 21 lính Đức, tham gia tích cực chiến dịch bảo vệ Moscow và bị thương nặng. Chấn thương không cho phép cô tại ngũ sau 11 tháng nằm viện; Ganieva đã được tặng thưởng huân chương Cờ Đỏ và Sao Đỏ.
5. Rosa Shanina
Rosa Shanina; Nguồn: HGR |
Rosa Shanina - người được gọi là "Nổi khiếp sợ vô hình của Đông Prussia" - bắt đầu chiến đấu khi chưa tròn 20 tuổi. Cô đã hai lần viết đơn gửi Stalin xin được phép phục vụ trong một tiểu đoàn hoặc đại đội trinh sát. Cô trở thành nữ xạ thủ đầu tiên được trao tặng Huân chương Vinh quang và tham gia vào trận chiến nổi tiếng ở Vilnius. Rosa tiêu diệt 59 tên phát xít, nhưng không sống được đến ngày chiến thắng. Cố gắng cứu một sĩ quan Nga, cô đã bị thương nặng bởi một mảnh đạn và hy sinh cùng ngày 27/1/1945.
6. Lyuba Makarova
Lyuba Makarova; Nguồn: HGR |
Trung sĩ cận vệ Lyuba Makarova là một trong 500 người may mắn sống sót qua chiến tranh. Chiến đấu trong Tập đoàn quân xung kích số 3 tại Mặt trận Baltic 2 và Mặt trận Kalinin, Makarova đã bắn hạ 84 tên phát xít, đã được trao tặng Huân chương Vinh quang hạng 2 và hạng 3.
7. Clavdia Kalugina
Clavdia Kalugina; Nguồn: HGR |
Clavdia Kalugina là một trong những người lính và xạ thủ trẻ nhất của Hồng quân, bắt đầu chiến đấu khi chỉ mới 17 tuổi. Lúc đầu làm việc tại một nhà máy sản xuất đạn dược, nhưng Clavdia theo huấn luyện tại một trường bắn tỉa rồi được gửi đến Mặt trận Belarus 3. Kalugina đã chiến đấu ở Ba Lan, tham gia chiến dịch bảo vệ Leningrad, tiêu diệt được 257 tên phát xít. Kalugina ở lại Leningrad cho đến khi chiến tranh kết thúc.
8. Nina Lobkovskaya
Nina Lobkovskaya; Nguồn: HGR |
Nina Lobkovskaya gia nhập Hồng quân sau cái chết của cha cô trong năm trận chiến đấu năm 1942. Nina đã chiến đấu trong Tập đoàn quân Xung kích số 3 - nơi cô đã thăng cấp bậc trung úy, chỉ huy một Đại đội gồm 100 tay súng bắn tỉa nữ; tham gia trận chiến giành Berlin năm 1945, đã hạ gục 89 lính Đức Quốc xã và sống sót qua chiến tranh.
9. Nina Pavlovna Petrova
Nina Pavlovna Petrova; Nguồn: HGR |
Năm 1941, khi Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại bắt đầu, bà đã gần 48 tuổi, là mẹ của một đứa con và là nữ xạ thủ bắn tỉa già nhất và một trong những tay súng bắn tỉa giỏi nhất của Thế chiến II. Sau khóa huấn luyện tại một trường bắn tỉa, Nina được điều về Sư đoàn Bộ binh số 21 - nơi cô thực hiện nhiệm vụ bắn tỉa của mình và hạ 122 lính địch, đích thân bắt làm tù binh 3 tên. Chuẩn úy Petrova - khi đó đã là chức bà - dành nhiều thời gian để nâng cao kỷ năng và kỹ thuật bắn, đồng thời huấn luyện được 512 tay súng bắn tỉa mới. Bà không sống sót qua chiến tranh, một tai nạn thương tâm chỉ một tuần trước khi chiến tranh kết thúc, đã cướp đi mạng sống của người bà ở tuổi 53, khi chưa kịp nhìn thấy mặt đứa cháu gái. Súng của bà hiện vẫn được lưu giữ trong bảo tàng.
10. Lyudmila Pavlichenko
Lyudmila Pavlichenko; Nguồn: HGR |
Lyudmila Pavlichenko, người sinh ra ở Ukraine năm 1916, là tay súng bắn tỉa nữ nổi tiếng nhất của Nga, có biệt danh “Quý bà Chết”. Trước chiến tranh, Pavlichenko là một sinh viên đại học và bắn súng nghiệp dư. Sau khi tốt nghiệp trường bắn tỉa ở tuổi 24, cô được điều về Sư đoàn Bộ binh Chapaev số 25 của Hồng quân. Pavlichenko đã chiến đấu ở Sevastopol và Odessa. Lyudmila có lẽ là tay súng bắn tỉa nữ thành công nhất trong lịch sử quân sự - tiêu diệt 309 lính địch, trong đó có 29 lính bắn tỉa. Pavlichenko được giải ngũ vì bị thương và sống sót qua chiến tranh; được tặng huân chương Sao vàng và danh hiệu Anh hùng Liên Xô; ảnh của cô còn được khắc họa trên một con tem bưu chính.
11. Aliya Moldagulova
Aliya Moldagulova; Nguồn: HGR |
Binh nhất Hải quân Aliya - nữ xạ thủ bắn tỉa Liên Xô, trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, chiến đấu trong thành phần Lữ đoàn Bộ binh Độc lập số 54 của Tập đoàn quân số 22 Mặt trận Baltic 2, tiêu diệt 78 binh sĩ và sĩ quan phát xít, anh dũng hy sinh và được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô năm 1944.
“Hỏa lực nhân đạo”
Lần đầu tiên súng bắn tỉa được sử dụng vào đầu Thế chiến I, các tay súng bắn tỉa được tuyển chọn từ những thợ săn có kinh nghiệm. Ban đầu họ sử dụng súng săn của chính mình, về sau, không phải tất cả các tay súng bắn tỉa là cựu thợ săn hoặc vận động viên bắn súng chuyên nghiệp. Nghề bắn tỉa xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, khi tiến bộ công nghệ cho phép tạo ra các vũ khí bộ binh có độ chính xác cao và kính ngắm đặc biệt.
Một trong những mục tiêu quan trọng của lính bắn tỉa chính là lính bắn tỉa của đối phương. Tuy nhiên, có một quy tắc bất thành văn, không được ghi trong bất kỳ điều lệ và hướng dẫn của những năm đó - lính bắn tỉa quân đội Nga đã cố gắng không giết người một cách không cần thiết. Một xạ thủ giỏi với kính ngắm quang học chuẩn và một khẩu súng tốt có thể chọn điểm để viên đạn sát thương kẻ thù ở chân - đầu gối, dưới chân, phần mềm - nếu điều kiện cho phép.
Có một số lý do cho việc này, đầu tiên, các xạ thủ sẽ không bị cắn rứt lương tâm. Thứ nữa, nếu một người lính bị thương nặng la hét, rên rỉ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần đồng đội của anh ta. Người lính bị thương phải được đưa về tuyến sau, điều trị - có nghĩa là một vài binh sĩ địch một thời gian không phải bận rộn với việc bắn nhau. Vết thương ở chân có thể dẫn đến việc binh sĩ địch sẽ bị tàn tật, sẽ không bao giờ có thể chiến đấu... Đó là lý do tại sao lính bắn tỉa cố gắng bắn vào chân đối thủ.
Tháng 12/2018, tại một cơ sở huấn luyện, các tay súng bắn tỉa Nga đã có các cuộc thao diễn, theo đó, ngoài những nội dung khác, họ đã thực hành chiến thuật “hỏa lực nhân đạo” - không gây ra vết thương chí mạng cho đối phương. Thời gian trôi qua, truyền thống không chỉ còn giữ lại, mà còn được đưa vào điều lệ. Và mặc dù người ta nói rằng các điều lệ được viết bằng máu, nhưng đây là trường hợp hiếm hoi trong các vấn đề quân sự, khi mong muốn có nhiều hơn những điều tốt lành như thế.