Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái

Nhân dịp nghệ thuật Xòe Thái nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do UNESCO trao tặng tối nay (24/9), UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức rất nhiều hoạt động trước, trong và sau sự kiện, nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa, du lịch của địa phương tới nhân dân trong nước và quốc tế.
Hơn 3000 diễn viên, người dân tập luyện ngày đêm cho Lễ vinh danh di sản thế giới Xòe Thái Yên Bái: Sẵn sàng cho ngày hội lớn "Nghệ thuật xòe Thái" được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Triển lãm “Di sản nghệ thuật Xòe Thái Việt Nam”

“Triển lãm “Di sản nghệ thuật Xòe Thái Việt Nam” là một trong những hoạt động tại Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò, khám phá danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

250 bức ảnh tại triển lãm, trong đó bộ ảnh “Di sản Nghệ thuật Xòe Thái Việt Nam”, gồm 55 bức ảnh giới thiệu đầy đủ hình ảnh, nét đẹp trong nghệ thuật múa xòe của đồng bào Thái Mường Lò nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Đây là dịp để tỉnh Yên Bái quảng bá, giới thiệu về vẻ đẹp của nghệ thuật xòe Thái, mời gọi du lịch hấp dẫn với bạn bè trong nước và quốc tế.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái
Triển lãm thu hút nhiều đại biểu, thanh niên, học sinh tham dự

Đáng chú ý, bộ “Ảnh đẹp Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc” là những tác phẩm được chọn lọc từ cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Ảnh đẹp Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng”. Đây đều là những cảm nhận, phản ánh sâu sắc của các nghệ sĩ nhiếp ảnh trước tài nguyên du lịch, các công trình, điểm du lịch, các di sản văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, các loại hình văn hóa dân gian… của 8 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái

Các tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm từ nay đến 28/9 sẽ giới thiệu, quảng bá một cách sinh động hình ảnh miền đất, con người, những thành tựu trong công cuộc đổi mới hôm nay, những đặc sắc về văn hóa, du lịch đặc trưng khu vực 8 tỉnh Tây Bắc đến với du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc, tạo thành chuỗi liên kết du lịch và phát triển du lịch của vùng Tây Bắc.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái

Trưng bày Không gian trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc

Với sự tham gia của đồng bào dân tộc các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Triển lãm Không gian trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao thị xã Nghĩa Lộ đã thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng.

14 gian trưng bày, trong đó, có ba gian của các tỉnh, 8 gian của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Yên Bái và ba gian của thị xã Nghĩa Lộ đã tái hiện chân thực, sống động không gian văn hóa các dân tộc của tỉnh Yên Bái và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên - các địa phương có Di sản Văn hóa Xòe Thái.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái
Bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội tham dự sự kiện

Tại đây, mỗi địa phương đã mang đến không gian trưng bày những sắc màu văn hóa dân tộc đặc sắc qua các hình ảnh, hiện vật, trang phục, nghề truyền thống, nông cụ sản xuất, nhạc cụ dân tộc và các sản phẩm văn hóa tiêu biểu trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc vùng Tây Bắc. Điểm nhấn của không gian trưng bày là các hoạt động trình diễn văn hóa, văn nghệ, trích đoạn lễ hội truyền thống được tổ chức tại sân khấu ngoài trời và các hoạt động giới thiệu, quảng bá, trình diễn quy mô nhỏ của từng địa phương để phục vụ nhân dân và du khách.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái

Cũng tại đây, Triển lãm trưng bày sách, báo viết về dân tộc và tôn giáo, mô hình hiện vật được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành sưu tầm, thẩm định; đem đến cái nhìn toàn cảnh về các dân tộc Việt Nam, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái
Không gian văn hóa các dân tộc thu hút rất nhiều bạn trẻ tham dự
Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái

Lễ tôn vinh cây chè Suối Giàng

Sáng 24/9, BTC cũng đã Lễ hội Tôn vinh cây chè Suối Giàng đã diễn ra tại huyện Văn Chấn nhằm giới thiệu với du khách trong và ngoài nước cây Chè Shan tuyết của đồng bào Mông ở Suối Giàng.

Cây Chè Shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước ở đây nên xanh tốt, đồng bào Mông không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Bởi vậy chè cổ thụ rất được thị trường ưa chuộng, vì ngoài chất lượng tuyệt hảo thì chè Shan còn là chè sạch tuyệt đối.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái

Hiện cả xã Suối Giàng có trên 500 ha chè Shan trong đó có quần thể 400 cây chè Shan trên 100 năm tuổi đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 600 tấn. Năm 2013, sản phẩm chè Suối Giàng đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền.

Bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa, hàng chục năm qua cây chè Suối Giàng còn được người dân ở đây khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo. Suối Giàng có tới 98% dân cư là người Mông. Họ sống với nghề hái chè và sản xuất chè từ đời này qua đời khác. Mỗi sân nhà đều có vài gốc chè, mỗi gia đình đều có người làm nghề chè. Vì vậy, chè không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn thu nhập chủ chốt của những người dân nơi đây.

Yên Bái: Tưng bừng các hoạt động tôn vinh làn điệu Xòe Thái

Một năm, chè Shan tuyết Suối Giàng cho thu hoạch ba vụ: vụ xuân, vụ hè và vụ cuối vào khoảng tháng 8-9 âm lịch. Chè Suối Giàng được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông. Để hái được những búp chè non người Mông phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ để lựa những búp chè tươi non đem về sao.

Trong những năm qua để cây chè shan tuyết được giữ vững và trở thành thương hiệu. Đồng bào Mông nơi đây đã quảng bá thương hiệu chè bằng cách kết hợp giữa văn hóa chè, văn hóa bản địa và phát triển du lịch. Bởi vậy, thương hiệu Chè Suối Giàng ngày càng được vươn xa trong và ngoài nước, giúp đồng bào Mông làm giàu trên vùng tài nguyên vô giá này.

Xòe được thực hành tại các bản của người Thái chủ yếu ở 4 tỉnh: Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên. Trung tâm của Xòe có thể được coi ở Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), Thuận Châu (Sơn La).

Từ năm 2016, tỉnh Yên Bái và các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật Xòe Thái” đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 15/12/2021, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp), di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Vào 20h tối nay (24/9), Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 sẽ diễn ra tại Sân vận động Thị xã Nghĩa Lộ và được truyền hình trực tiếp trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam và một số Đài Phát thanh và Truyền hình của các tỉnh.

Thái Sơn
Phiên bản di động