Vĩnh Phúc: Kiếm tiền online - Thủ đoạn cũ nhưng vẫn lừa được tiền tỷ

Cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiều lần cảnh báo những phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội thông qua hình thức tuyển cộng tác viên trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... nhưng vẫn nhiều người bị sập bẫy.
Tam Dương (Vĩnh Phúc): Trường Mầm non Thanh Vân chuẩn bị các điều kiện cho năm học mớiVĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Khởi tố đối tượng cướp giật tài sảnVĩnh Phúc: Thu giữ 600 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Điển hình trong tháng 8/2022 đã có 3 bị hại bị lừa đảo mất tiền tỷ: Trường hợp chị P.T.B.L (SN 1990, trú tại phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên).

Qua mạng xã hội Facebook “Td ol 247”, chị L thấy bài viết quảng cáo “tuyển cộng tác viên sửa văn bản trên ứng dụng “Exness”, chị L truy cập vào bài viết và được giới thiệu kiếm tiền online thông qua hình thức đầu tư với lợi nhuận được hưởng tới 30-50% số tiền nạp vào mỗi nhiệm vụ được giao và thực hiện hoàn thành.

Tin theo lời dụ dỗ và lợi nhuận cao chị L đã chuyển số tiền gần 3 tỷ đồng cho các đối tượng mà vẫn không thể rút tiền “lãi” và gốc.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tương tự, trường hợp chị T.T.Y (SN 1997, trú tại Sơn Lôi, Bình Xuyên) tìm việc làm trên trang website “https//www.topcv.vn/” với hình thức cộng tác viên làm việc online tại nhà nhập dữ liệu vào thống kê theo form mẫu có sẵn trên website. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ thống kê theo form mẫu có sẵn chị Y được giới thiệu qua cách thức kiếm tiền khác với hình thức đặt mua đơn hàng thì lợi nhuận được hưởng là 50% giá trị đơn hàng được thực hiện.

Chị Y tin tưởng và thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng chị đã chuyển số tiền hơn 600 triệu đồng cho các đối tượng nhưng vẫn không thể rút tiền về.

Trường hợp Chị L.T.M (SN 1990, trú tại xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường) cũng thấy bài quảng cáo có nội dung “tuyển cộng tác viên, kiếm thêm thu nhập trong mùa Covid” nên đã truy cập vào đường link "https//ctvdg.qdromv.com/mn5pc" để vào đăng ký tài khoản và được các đối tượng hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đặt mua đơn hàng trên Shopee hưởng % hoa hồng cho mỗi đơn.

Chị M tin tưởng và thực hiện theo hướng dẫn của các đối tượng chị đã chuyển số tiền hơn 500 triệu đồng cho các đối tượng.

Theo lực lượng chức năng, phương thức thủ đoạn của đối tượng lừa đảo này không mới, theo đó vẫn bằng các thủ đoạn như: “Tuyển cộng các viên”, “Kiếm tiền online thêm giờ”, “Bỏ ra 1-2 tiếng đồng hồ kiếm 500k”,… trên các trang mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Zalo... để dụ dỗ các nạn nhân.

Sau khi nạn nhân truy cập vào các bài quảng cáo thì các đối tượng tiếp tục hướng dẫn truy cập vào các trang website giả mạo của các sàn thường mại điện tử, các công ty lớn có trụ sở ở nước ngoài để nhằm mục đích lừa người dân làm các nhiệm vụ mua đơn hàng, nhận tiền hoa hồng.

Bước đầu, nạn nhân được giao thực hiện nhiệm vụ thanh toán đơn hàng có giá trị thấp và được hoàn tiền gốc cộng với “tiền hoa hồng”. Khi đã lấy được niềm tin của các nạn nhân, đối tượng yêu cầu mua các đơn hàng có giá trị lớn hơn để nhận được “hoa hồng” cao hơn.

Khi nạn nhân chuyển tiền và làm xong việc, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa ra nhiều lý do như: Trong nội dung chuyển tiền sai cú pháp, hệ thống bị đóng băng, phí bảo hiểm, phí nộp thuế... và đề nghị nạn nhân hoàn thành các khoản phí thì mới rút được tiền và cam kết sẽ hoàn trả toàn bộ các khoản phí trên. Đến khi nạn nhân không còn khả năng tài chính để làm nhiệm vụ và thực hiện các khoản phí các đối tượng sẽ chặn liên lạc để chiếm đoạt số tiền của các bị hại.

Qua các sự việc trên, Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục khuyến cáo: Hiện nay các công ty hoạt động trên các sàn thương mại điện tử: Shoppe, Tiki, Lazada, Sendo... không có hình thức tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ mua đơn hàng và thực hiện các nhiệm vụ như trên. Vì vậy, người dân cần tỉnh táo trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng.

Nguyễn Huy- Lê Sơn
Phiên bản di động