Vĩnh Phúc: Đánh giá hiện trạng ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai
Kiểm định chương trình đào tạo - Khẳng định chất lượng của một nhà trường Vĩnh Phúc họp cho ý kiến về công tác cán bộ Chuẩn bị tổ chức Hội thảo Sinh vật ngoại lai tại tỉnh Vĩnh Phúc |
Tham gia Hội thảo có các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại biểu đại diện cho các ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức xã hội và các tác giả có tham luận.
Toàn cảnh chương trình hội thảo khoa học sinh vật ngoại lai |
Sau phát biểu đề dẫn của Ths. Đào Ngọc Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, TS. Trần Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Chủ nhiệm đề tài nêu rõ: Đề tài nghiên cứu, đánh giá được hiện trạng các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát nhằm bảo vệ môi trường và góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
TS. Trần Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Chủ nhiệm đề tài hội thảo khoa học sinh vật ngoại lai |
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 21 loại sinh vật ngoại lai (SVNL), trong đó 8 loài động vật ngoại lại xâm hại (ốc bươu vàng, ốc sên, cá ăn muỗi, cá chim trắng, cá rô phi đen, cá dọn bể, cá trê phi và rùa tai đỏ) và 13 loài thực vật ngoại lại xâm hại (bèo lục bình, lược vàng, mai dương, trinh nữ móc, keo giậu, cây cứt lợn, cỏ lào, cúc liên chi, cây cúc bò, ngũ sắc, cỏ para, cỏ nước lợ và xương rồng đất).
Ths Nguyễn Hải Nam trình bày tham luận ảnh hưởng loài ngoại lai đến một số loại hình nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc |
Công trình nghiên cứu đã xây dựng được bộ mẫu vật trưng bày và ảnh mẫu của 21 loài SVNL phân bố trên địa bàn; Thiết lập được bản đồ phân bố để khoanh vùng và dự báo các vùng có loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm; Xác định được sự đa dạng trong sinh cảnh các huyện và thành phố chính là điều kiện để các loài ngoại lai có khả năng phát tán và phân bố.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thành công các phương pháp kiểm soát, diệt trừ một số loài ngoại lai xâm hại; Xây dựng được mô hình quản lý, kiểm soát, diệt trừ ốc bươu vàng, mô hình quản lý, kiểm soát, diệt trừ cây mai dương; mô hình quản lý, kiểm soát, diệt trừ ốc sên.
Các đại biểu đưa ra ý kiến tại hội thảo khoa học sinh vật ngoại lai |
Để làm giảm tác hại của sinh vật ngoại lai, trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc cần chỉ đạo các ban, sở, ngành liên quan và các địa phương cần áo dụng triệt để các giải pháp.
Cụ thể như hệ thống các giải pháp quản lý, kỹ thuật; Biện pháp quản lý, ngăn chặn, kiểm soát, diệt trừ thích hợp cho từng đối tượng và phù hợp với tính đặc thù của từng sinh thái, địa phương; Giải pháp tăng cường hợp tác liên tỉnh; Tổ chức học tập, chia sẻ kinh nghiệm quản lý với các tỉnh lân cận nhằm nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý liên tỉnh, liên vùng đối với loài lai xâm hại.
Các tham luận trình bày tại Hội thảo của các nhà nghiên cứu đều đánh giá dựa trên những kết quả điều tra, khảo sát kỹ lưỡng, từ đó đưa ra những giải pháp mang tính hiệu quả, trên tinh thần vừa hạn chế được sinh vật ngoại lai có hại, vừa bảo vệ được hệ sinh thái nhằm bảo đảm sự nghiệp phát triển bền vững các mặt kinh tế xã hội của địa phương.