Văn hóa Like, Share của giới trẻ từ việc "đu trend" "đúng nhận sai cãi"

"Đúng nhận sai cãi" là hot trend đang thịnh hành trên các nền tảng mạng xã hội mấy ngày vừa qua. Tuy ấn tượng và vui nhộn nhưng trào lưu này cũng nhận về vô số ý kiến trái chiều. Một lần nữa, vấn đề đặt ra sau trào lưu này là văn hóa "Like", "Share" và ứng xử trên mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay.
Giới trẻ đang hứng thú với các công việc tạm thời Cẩn trọng khi chơi “dao” TikTok Thanh niên chống lại "virus xuyên tạc lịch sử" - Đừng để chỉ là trào lưu!

Bổ cau online, "đúng nhận sai cãi"

Trào lưu "Đúng nhận sai cãi" xuất phát từ cụm từ cửa miệng của cô đồng online Trương Hương (xã Kinh Môn, Hải Dương). Câu nói nổi bật nhất thường được cô nhắc đi nhắc lại sau khi nêu gia cảnh hay chuyện quá khứ của khách hàng là "đúng nhận sai cãi", “đúng nhận sai cãi cho tôi”, ý là nếu thấy cô phán đúng thì nhận, thấy sai thì phải phản hồi ngay. Chỉ mới 2 tháng sau khi đăng clip đầu tiên, tài khoản TikTok của người này hiện có hơn 150.000 lượt theo dõi.

Văn hóa Like, Share của giới trẻ nhìn từ trào lưu "đu trend đúng nhận sai cãi"
ình ảnh cô đồng Trương Hương trong các clip xem bói online trên mạng xã hội

Ghi nhận trong các clip tràn lan trên mạng xã hội cho thấy, cô đồng này vừa bổ cau xem bói, vừa liên tục “bắn rap” dồn dập khiến người nghe còn đang ù tai chóng mặt vì chưa kịp nghe, hiểu cô đang nói gì thì đã bị ép góc liên tục bằng những câu hỏi liên thanh kế tiếp.

Cô đồng này hỏi nhiều câu khiến người được "cô xem" ngượng ngịu trả lời: "Ở đâu đây, lại Bắc Giang, được cái mũi tử tế chỉ khổ tại cái tâm, đúng nhận sai cãi". Bên kia rụt rè đáp "Vâng ạ!".

Khi phán cho một người khác, cô đông Trương Hương đưa ra những lời lẽ khiến người nghe cảm thấy "sợ". "Không có các cụ đỡ cho thì giờ mồ yên mả đẹp, đỏ hương cứ ngồi mà ngắm chuối xanh với gà khoả thân thôi. Đúng nhận sai cãi cho tôi cái.”

Văn hóa Like, Share của giới trẻ nhìn từ trào lưu "đu trend đúng nhận sai cãi"
Nhiều TikToker đã bắt chước phong thái, lời nói của cô đồng

Những clip xem bói của người phụ nữ này đang trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok... được chia sẻ rầm rộ và câu nói “đúng nhận sai cãi” với ngữ khí dứt khoát, chắc nịch, tự tin lập tức được nhiều cư dân mạng nhại lại đầy hài hước.

Tuy nhiên, sáng ngày 8/2, lãnh đạo Công an thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị này đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ thông tin cô đồng này ở phường Hiến Thành bổ cau với câu nói "đúng nhận sai cãi" khi xem bói toán có biểu hiện hiện tượng mê tín dị đoan trên mạng xã hội.

Theo lãnh đạo Công an thị xã Kinh Môn, trường hợp nếu có các vi phạm, Công an thị xã sẽ cùng với Ban chỉ đạo tôn giáo của thị xã làm rõ và xử lý theo các quy định của pháp luật

Ở góc độ văn hóa, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), cho biết pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ ràng về hành vi lợi dụng bói toán gây ảnh hưởng xấu đến người dân, gây ra những thiệt hại về người và của cải, thì sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc xử lý hình sự, hoặc bị xử lý cả hành chính và hình sự.

Bà Hương cho hay, mạng xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ và có tác động vô cùng lớn đối với xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ. Vì vậy, mỗi người dân khi tham gia vào mạng xã hội phải chấp hành các quy định của pháp luật về trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội, cũng như nâng cao nhận thức của mình đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Nâng cao trách nhiệm khi ứng xử trên mạng xã hội

Từ lâu, vấn đề lan truyền thông tin có các nội dung tiêu cực, sai sự thật hay những trào lưu xấu xí đã trở nên nhức nhối trên mạng xã hội. Việc bấm Like, Share thông tin qua các nền tảng online đối với đa phần người dùng hay đúng hơn là chịu trách nhiệm cho những bài viết, phát ngôn hay hình ảnh... vẫn chưa được coi trọng.

Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng, người dùng mạng xã hội nên lan truyền những thông tin tích cực về người tốt việc tốt, hình ảnh đẹp về quê hương, đất nước, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh. Đặc biệt, giới trẻ càng không nên a dua với những trào lưu tiêu cực, phản cảm, lan truyền những điều này trên mạng xã hội.

Mới đây, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ TTTT đã phát hành Cẩm nang Phòng chống Tin giả, Tin sai sự thật trên Không gian mạng nhằm mục đích nâng cao nhận thức về trách nhiệm và văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam.

Văn hóa Like, Share của giới trẻ nhìn từ trào lưu "đu trend đúng nhận sai cãi"
Một trong 8 điều cần ghi nhớ được in trong những trang đầu của cuốn cẩm nang

Trong năm 2023, Bộ TTTT sẽ tập trung xử lý vi phạm trên mạng internet, nhằm giảm thiểu tình trạng phát tán các thông tin xấu, độc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân, sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục trên mạng xã hội, gây tác động xấu tới dư luận xã hội, đặc biệt là giới trẻ.

Tùng Lâm
Phiên bản di động