e magazine
19/10/2021 07:46
Thanh niên chống lại "virus xuyên tạc lịch sử" - Đừng để chỉ là trào lưu!

19/10/2021 07:46

Cộng đồng khán giả Việt, đặc biệt là người trẻ đang cực kỳ phẫn nộ bởi trong bộ phim Quân đội Vương Bài, Trung Quốc đã “đổi trắng thay đen”, bịa đặt lịch sử và biến những người lính Trung Hoa trở thành “anh hùng”.

Thanh niên

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu
Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Bộ phim có sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng như Hoàng Cảnh Du, Tiêu Chiến, Chung Sở Hy. Trên Weibo (mạng xã hội Trung Quốc), một tài khoản lan truyền thông tin sai lệch về bối cảnh lịch sử trong bộ phim nhưng đến nay đã xóa toàn bộ: “...giai đoạn này là khi quân đội Việt Nam lớn mạnh, đã nhiều lần có ý đồ xâm chiếm biên giới Trung Quốc.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Chính vì vậy, đất nước tỷ dân phải điều động đội quân tinh nhuệ của quốc gia đến vùng giao tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ...”. Chính điều này đã gây ra một “cơn sóng thần” thịnh nộ từ khán giả Việt, đặc biệt là người trẻ.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Nhưng đáng buồn thay, vẫn còn một bộ phận người trẻ Việt Nam bị nhiễm “nặng” văn hóa “sùng bái thần tượng”, không ngừng “tẩy trắng” cho thần tượng ở các trang thông tin khác nhau, điên cuồng bảo vệ, bất chấp bênh vực thần tượng, coi thường vấn đề xuyên tạc, bóp méo lịch sử, gây ức chế cộng đồng mạng.

Đỉnh điểm, các fanpage lớn của các diễn viên trong bộ phim cũng tạm khóa hoặc ẩn, nhằm tránh đón nhận những bình luận tiêu cực từ cộng đồng mạng. Tuy nhiên, họ vẫn kêu gọi ủng hộ thần tượng của mình trên các mạng xã hội khác như: twitter, weibo, instagram,...

Bạn Nguyễn Hoàng Liên - Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung, “fan cứng” của Tiêu Chiến - diễn viên phụ tham gia bộ phim “Quân đội Vương Bài”, tâm sự: “Người hâm mộ của Tiêu Chiến cũng chia thành nhiều nhóm: Người có lý trí một chút thì quyết định giữ im lặng và không tranh luận, bàn cãi về vấn đề này; Một vài bạn thì đã đứng lên quay lưng lại với Tiêu Chiến; Các bạn như mình lại chỉ lựa chọn đón nhận những tác phẩm không dính dáng đến chính trị, lịch sử của anh. Phần còn lại thì vẫn còn “trẻ con”, mù quáng đặt thần tượng lên trên quốc gia, lên lòng tự tôn dân tộc”.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Bên cạnh những thành phần mù quáng, nhiều bạn trẻ Việt Nam bày tỏ thái độ bức xúc, lên án và tẩy chay bộ phim với quan điểm: Nghệ thuật cũng là một mặt trận văn hóa, giải trí nhưng không thể quên đi lịch sử, chủ quyền đất nước.

“Trung Quốc rất khéo léo lồng các tình tiết sai lệch vào phim ảnh, sử dụng thần tượng để truyền bá văn hóa, tư tưởng. Nhưng với với các bộ phim chứa yếu tố xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, dù phim của nước nào đi chăng nữa thì mình sẽ không xem.” - Đỗ Thị Hồng Hạnh, sinh viên Đại học Ngoại thương cương quyết quay lưng với phim ảnh xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Đây không phải lần đầu tiên các nhà làm phim Trung Quốc có hành vi xuyên tạc và cài cắm tinh vi nội dung đề cao tư tưởng bành trướng lãnh thổ trong các tác phẩm đã được sản xuất. Trong năm nay, hàng loạt bộ phim Một đời một kiếp, Em là niềm kiêu hãnh của anh vấp phải sự tẩy chay dữ dội của công chúng Việt Nam vì công chiếu hình ảnh bản đồ chứa “đường lưỡi bò” phi pháp. Trước đó, những tác phẩm như Lấy danh nghĩa người nhà, Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta cũng gặp sự cố tương tự.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

“Việc xuyên tạc, bóp méo lịch sử của điện ảnh Trung Quốc thể hiện thái độ không tôn trọng lịch sử các quốc gia, cụ thể ở đây là Việt Nam” - bạn Nguyễn Bá Khải - Tổ phó Tổ Đảng sinh viên chi bộ Viện Báo chí, Phó Bí thư Liên chi đoàn Viện Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền thẳng thắn chia sẻ.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phân tích: “Trung Quốc lợi dụng sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng để tuyên truyền, quảng bá những gì có lợi cho họ, kể cả những việc mà xâm phạm đến chủ quyền của các quốc gia láng giềng. Hàng chục nước có biên giới chung với Trung Quốc thì đều xảy ra những vấn đề tranh chấp, trong đó có Việt Nam.

Chúng ta thấy rằng ý đồ của Trung Quốc rất có hệ thống và âm mưu rất thâm độc. Đây là một cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, báo chí. Chúng ta cần chứng minh, khẳng định chủ quyền của mình là hợp pháp, hợp hiến, những việc làm hành động của Trung Quốc là sai, là không đúng với luật pháp quốc tế.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu
Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Dù bị phản đối, những bộ phim xuyên tạc trên thực tế có thể dễ dàng được tìm thấy tại nhiều trang chiếu phim lậu hoặc các ứng dụng đến từ nước ngoài như iQiyi, Netflix. Điểm chung của những nền tảng này là hoạt động dưới hình thức streaming, tức sản xuất hoặc mua phim và công chiếu trực tuyến. Điều này khiến việc kiểm duyệt và ngăn chặn từ đầu những nội dung xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chủ quyền gần như là không thể.

Quay vào thị trường nội địa, trước sự xâm lấn từ Trung Quốc, việc nền điện ảnh cho ra những sản phẩm tuyên truyền ấn tượng đã khó, làm thế nào để giữ chân khán giả trẻ với một thể loại phim kén người xem như phim lịch sử, chủ quyền còn khó hơn. Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung đánh giá: “Theo tôi, các bạn trẻ khi học lịch sử cấp hai, cấp ba, họ đã biết phần nào đó rồi. Tuy nhiên, giới trẻ lại là lứa tuổi hướng tới cái mới, cái lạ. Cho nên các vấn đề, những nội dung, quan điểm của nước ngoài luôn mới lạ và hấp dẫn các bạn tìm hiểu.”

Đồng quan điểm, Đạo diễn Nguyễn Ngọc Hòa với 40 năm kinh nghiệm trong ngành cho biết hiện nay các đoàn phim lịch sử trong nước thiếu một cơ quan chuyên nghiên cứu về các yếu tố trang phục, cách giao tiếp, đạo cụ và nhân vật. Do đó các tác phẩm theo đuổi đề tài này tồn tại nhiều lỗ hổng và kém hấp dẫn.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Việc đặt chất lượng phim lên hàng đầu đòi hỏi kinh phí đầu tư rất tốn kém. Đổi lại sự đầu tư nguồn lực từ các cơ quan nhà nước, không ít sản phẩm phim phải chịu kiểm duyệt nghiêm ngặt, thậm chí sản xuất xong không được phát sóng. Để sản xuất, nhiều đoàn làm phim chấp nhận hoạt động độc lập, tự gây quỹ.

Trong giới làm phim, Việt Sử Kiêu Hùng là một trong số ít những nhóm sử dụng chất liệu lịch sử gây được tiếng vang đến giới trẻ qua kênh Youtube Đuốc Mồi. Tác phẩm Tử chiến thành Đa Bang lấy bối cảnh triều đại nhà Hồ thu hút được 1,1 triệu lượt xem trong lần ra mắt đầu tiên; tiếp sau đó là bộ 3 phim về anh hùng Lý Thường Kiệt với trung bình 1,8 triệu lượt xem.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Dù nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ giới trẻ, nhưng sau tác phẩm Bình Ngô Đại Chiến đạt lượt xem “khủng” là 5,1 triệu, Việt Sử Kiêu Hùng đã từng phải đối mặt với nguy cơ phải dừng lại do không tìm được nhà đầu tư. Chị Nguyễn Thị Hường - quản lý truyền thông dự án, chia sẻ: “Việt Sử Kiêu Hùng là một dự án gây quỹ cộng đồng cho nên kinh phí rất hạn hẹp. Từ trước đến giờ dự án không chạy quảng cáo. Truyền thông của Việt Sử Kiêu Hùng hầu hết là nhờ tính viral; do đó, sự tiếp cận đến khán giả cũng bị hạn chế khá là nhiều.”

Dù là một điểm sáng của thị trường phim trong nước, lượng người theo dõi Việt Sử Kiêu Hùng trên nền tảng Youtube chỉ bằng một nửa so với các kênh phim Hoa ngữ như iQiyi, Huace Croton TV.

Những dự án "không lương" như nhóm các bạn trẻ Việt Sử Kiêu Hùng có thể phải dừng lại bất cứ lúc nào, nhưng đó là điều hoàn toàn dự đoán được. Cuối cùng, khi các cơ quan chức năng còn thiếu giải pháp quản lý chặt chẽ, nền điện ảnh nội địa chưa tìm được hướng phát triển, việc giới trẻ Việt tìm đến những sản phẩm nước ngoài tiềm ẩn thông tin sai lệch về lịch sử, chủ quyền quốc gia là rủi ro có thể thấy từ trước.

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

“Nghệ thuật nói chung và phim ảnh nói riêng, đó là một kênh giải trí nhưng đồng thời cũng là vũ khí chính trị rất sắc bén của tất cả các quốc gia trên thế giới này, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam. Cho nên chúng ta cần hết sức cảnh giác với lại những cái gọi là âm mưu thâm độc của Trung Quốc, lợi dụng văn hóa nghệ thuật, lợi dụng điện ảnh để tuyên truyền những điều phi pháp, phi thực tế và không đúng với thực tế lịch sử.” - PGS.TS Phạm Ngọc Trung khẳng định.

Thanh niên chống lại "virus xuyên tạc" - Đừng để chỉ là trào lưu!

Thanh niên chống lại virus xuyên tạc - Đừng để chỉ là trào lưu

Bài viết: Nhóm PV

Đồ họa: Lý Quân, Thái Thu Hằng

Nhóm PV