Chứng trầm cảm ở tuổi vị thành niên
Nguy cơ trầm cảm do các thực phẩm siêu chế biến Nghiện trà sữa có thể liên quan đến trầm cảm ở thanh niên Người trẻ - những bông tuyết dễ vỡ vì chịu áp lực kém |
Bệnh nhân N.T.L. (19 tuổi, sinh viên đại học) vào Viện Sức khỏe tâm thần vì buồn chán, có ý định tự sát bằng cách treo cổ.
Là con cả trong gia đình có hai chị em, bệnh nhân luôn cảm thấy bị thiệt thòi khi bố mẹ dành tình cảm và quà tặng nhiều hơn cho em trai. Mâu thuẫn giữa hai chị em thường xuyên xảy ra, dù bố mẹ vẫn yêu thương con cái.
Lên đại học, bệnh nhân sống xa nhà, kết bạn mới và tạm thời vui vẻ. Tuy nhiên, khi bố đột ngột ốm nặng, bệnh nhân rơi vào trạng thái lo lắng, mất ngủ, chán ăn, sụt 3kg trong 2 tuần. Bệnh nhân không còn hứng thú với học tập, xa lánh bạn bè, thường xuyên nghĩ đến cái chết và lên kế hoạch tự sát (mua dây về treo cổ).
Gia đình đưa bệnh nhân đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám. Qua đánh giá lâm sàng và khai thác bệnh sử, các bác sĩ xác định bệnh nhân đang ở giai đoạn trầm cảm nặng không kèm triệu chứng loạn thần, có hành vi tự sát.
![]() |
Ảnh minh họa |
Hay như trường hợp bệnh nhân N.T.H. (15 tuổi, học sinh) nhập viện sau khi uống thuốc diệt chuột tự sát. Bệnh nhân sống với bố từ năm 6 tuổi sau khi bố mẹ ly dị. Bố thường xuyên uống rượu, mắng chửi vô cớ và cấm con liên lạc với mẹ.
Ở trường, bệnh nhân bị bạn bè xa lánh, bắt nạt, nhưng không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Bệnh nhân dần thu mình, mất ngủ, cắt tay tự hủy hoại và cuối cùng uống thuốc tự hủy hoại bản thân. Qua thăm khám tại Viện Sức khỏe tâm thần, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị trầm cảm nặng kèm hành vi tự sát, stress kéo dài.
Cả hai trường hợp trên đều cho thấy trầm cảm ở tuổi vị thành niên thường khởi phát từ áp lực gia đình, mâu thuẫn xã hội và thiếu sự quan tâm kịp thời. Hậu quả không chỉ dừng ở suy giảm học tập mà còn đe dọa tính mạng.