Uống trà sữa, thiếu nữ nhập viện vì hàng trăm hạt trân châu không thể tiêu hóa
19 học sinh nhập viện cấp cứu sau khi uống trà sữa Uống trà sữa, 15 học sinh nhập viện cấp cứu |
Nữ sinh này cho biết mình bị đau bụng, không thể ăn và gặp một số triệu chứng khác. Tình trạng kéo dài khiến cha mẹ cô phải đưa con gái đi khám hôm 28/5.
Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ nhìn thấy một khối đen gồm những viên nhỏ dạng hình tròn. Họ cho biết, đó là lượng trân châu chưa được tiêu hóa từ những cốc trà sữa mà nữ sinh này đã uống từ nhiều ngày trước.
Ảnh chụp X-quang cho thấy có hàng trăm viên trân châu nằm trong bụng cô gái. Ảnh: Sina. |
Khi được hỏi, nữ sinh nói mình chỉ uống duy nhất một cốc trà sữa trân châu cách đó 5 ngày.
Song bác sĩ Zhang Louzhen - người điều trị cho cô - nhận định bệnh nhân đang cố che giấu sự thật để không bị cha mẹ trách phạt.
Ông cho rằng phải uống rất nhiều trà sữa trong một khoảng thời gian dài mới có thể tồn đọng lượng trân châu lớn và gây ra tình trạng nghiêm trọng như vậy.
Các chuyên gia đưa ra cảnh báo trân châu trong trà sữa được làm từ bột sắn khiến cơ thể rất khó tiêu hóa, vì vậy mọi người cần sử dụng có chừng mực.
Một số cửa hàng có thể thêm chất làm đặc, chất bảo quản vào trân châu nên việc phải tiêu hóa liên tục các thành phần như vậy có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày, ruột.
Theo Daily Meal, trà sữa trân châu là loại đồ uống không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc có thể chứa các chất độc hại, nó còn có lượng calo cao. Thành phần chính của trà sữa là trà, sữa, bột sắn dây và một lượng đường dùng pha chế ở mức đáng báo động.
Trân châu được nhiều người yêu thích vì kết cấu giống như kẹo dẻo. Chúng được đun sôi, sau đó bão hòa với đường, mỗi viên chứa từ 5 đến 14 calo. Nghĩa là chỉ uống 1/4 cốc trà sữa, bạn đã nạp vào cơ thể khoảng 100 calo từ trân châu.
Uống nhiều trà sữa trân châu không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Pinterest. |
Năm 2015, một vụ bê bối liên quan đến trân châu trong trà sữa bị phanh phui khi nữ phóng viên truyền hình ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc tìm thấy những viên nhỏ khó tiêu trong dạ dày của mình qua ảnh chụp CT (chụp cắt lớp).
Theo điều tra cho thấy những viên trân châu đó được làm từ lốp xe cũ và đế giày da.
Năm 2012, các nhà nghiên cứu của ĐH Y Aachen, Đức đã tìm thấy chất biphenyls polychlorin (PCBs) trong hạt trân châu làm trà sữa.
PCBs là một nhóm các hợp chất nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong quá khứ, chủ yếu trong các thiết bị điện, nhưng chúng đã bị cấm vào cuối những năm 1970 ở nhiều nước bởi những nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe.
Chất này được biết có thể gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như hệ thống sinh sản, hệ miễn dịch và hệ nội tiết.