Triển khai tiêm vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới

Vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới vừa được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam.
Đã có đủ 10 loại vắc xin cho tiêm chủng mở rộng Tăng cơ hội tiếp cận vắc xin mới cho người dân Việt Nam Gần 16.000 liều vắc xin COVID-19 được tiêm trong ngày nghỉ lễ

Sau gần 40 năm kể từ khi vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, C (Cuba) ra đời trên thế giới và đưa vào sử dụng nhiều năm, đây là lần đầu tiên Việt Nam mới có thêm một loại vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B tương tự, được sản xuất theo công nghệ mới, tăng cao hiệu quả bảo vệ và độ an toàn khi sử dụng.

Theo bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC, vắc xin này hiện đã có mặt tại 165 trung tâm VNVC trên toàn quốc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi loại vắc xin phòng viêm màng não mô cầu B, C của Cuba đã ở trong tình trạng khan hiếm khá lâu trên thị trường khiến nhiều trẻ em chưa được tiêm vắc xin này theo phác đồ.

Triển khai tiêm vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới

Vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới được tiêm cho trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi

Theo thống kê, có tới 1 trong 6 người mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn tử vong và 1 trong 5 số người bị ảnh hưởng phải chịu hậu quả suốt đời. Chưa kể, bệnh để lại gánh nặng lớn về tinh thần, kinh tế cho người bệnh và người thân trong gia đình. Ước tính chi phí điều trị cho một ca viêm màng não mô cầu rất tốn kém. Theo một báo cáo Gánh nặng kinh tế - Chi phí bệnh tật ở Đức từ năm 2001-2015, trung bình mỗi ca bệnh mất từ 57.000 Euro (hơn 1 tỷ đồng) đến 171.000 euro (hơn 4,5 tỷ đồng) chi phí điều trị trực tiếp và chi phí lâu dài. Tại Việt Nam, các ca bệnh viêm màng não mô cầu được điều trị cũng tốn chi phí hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, chưa kể các chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho người có các di chứng sức khoẻ nặng sau này cũng vô cùng tốn kém. Tuổi càng nhỏ, chi phí điều trị và theo dõi các di chứng lâu dài càng lớn.

Vắc xin phòng viêm màng não mô cầu B thế hệ mới được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi và người lớn đến 50 tuổi. Việc tiêm sớm cho trẻ em và mở rộng tuổi chỉ định đến tận 50 tuổi sẽ giúp thêm nhiều người được bảo vệ trước căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao là trẻ nhỏ và nhóm thường bị bỏ quên tiêm chủng như thanh thiếu niên, người lớn, người có bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận mãn tính… Tính đến tháng 7/2023, vắc xin này đã được phê duyệt tại 52 quốc gia, trong đó 14 nước đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia như Anh, Ý, Bồ Đào Nha…

Thái Sơn
Phiên bản di động