Tăng cơ hội tiếp cận vắc xin mới cho người dân Việt Nam

Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược lâu dài giữa EPLUS Research và GSK Việt Nam ký kết hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe và mang lại cuộc sống chất lượng, lâu dài cho người dân Việt Nam, thông qua nhiều hoạt động quan trọng như thiết lập chuỗi cung ứng vắc xin bền vững và liên tục.
Gần 16.000 liều vắc xin COVID-19 được tiêm trong ngày nghỉ lễ TP Hồ Chí Minh có 59 điểm tiêm vắc xin COVID-19 hoạt động xuyên dịp lễ 30/4 - 1/5 Gần 67 triệu trẻ em bỏ lỡ ít nhất một liều vắc xin COVID-19

Ngày 3/7, Công ty EPLUS Research - đối tác chiến lược toàn diện của Hệ thống tiêm chủng VNVC và Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam, đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược. Sự kiện này mở ra cơ hội để Hệ thống tiêm chủng VNVC đưa về Việt Nam nhiều loại vắc xin mới, vắc xin khan hiếm với số lượng lớn tiêm chủng cho người dân, tiến tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vắc xin, đặc biệt là những nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, cao huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, viêm gan, hen suyễn, xương khớp..

Theo đó, biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược lâu dài giữa EPLUS Research và GSK Việt Nam ký kết hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe và mang lại cuộc sống chất lượng, lâu dài cho người dân Việt Nam, thông qua nhiều hoạt động quan trọng như thiết lập chuỗi cung ứng vắc xin bền vững và liên tục, bao gồm cả những vắc xin đã có và những vắc xin mới trong thời gian tới, mở rộng độ bao phủ vắc xin đến mọi đối tượng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình…

Từ đây, VNVC sẽ nhanh chóng đưa vắc xin thiết yếu mới, chất lượng cao, được sản xuất từ các nhà máy lớn đặt tại Bỉ hay Ý đến với người dân Việt Nam trên khắp cả nước nhiều hơn và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả sử dụng, bắt nhịp với các chương trình tiêm chủng của các quốc gia phát triển.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần EPLUS Research cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đã đầu tư mạng lưới cung ứng vắc xin hiện đại hàng đầu Việt Nam với gần 120 kho lạnh đạt chuẩn Good Storage Practices (GSP) cùng hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) ở mỗi trung tâm tiêm chủng VNVC, đặc biệt là hệ thống 3 tổng kho lạnh âm sâu, bảo quản vắc xin đến âm 86 độ C, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho toàn bộ quá trình bảo quản, vận chuyển, cung ứng và đưa vào sử dụng vắc xin. Tại cùng 1 thời điểm, hệ thống kho lạnh của chúng tôi có thể bảo quản lên đến 300 triệu liều vắc xin ở tất cả các nhiệt độ tiêu chuẩn”. Ông Dũng kỳ vọng, từ sự hợp tác này sẽ có thể mang về nhiều loại vắc xin mới, vắc xin khan hiếm, ứng dụng các giải pháp công nghệ và logistic tiên tiến nhất để nhanh chóng đưa vắc xin an toàn về gần hơn với người dân, cung ứng đầy đủ để kịp thời đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho trẻ em và người lớn đang ngày càng tăng cao.

Tăng cơ hội tiếp cận vắc xin mới cho người dân Việt Nam

Hợp tác giữa EPLUS Research và GSK Việt Nam sẽ mang đến nhiều cơ hội tiếp cận vắc xin mới cho người dân Việt Nam

Báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) về tình hình trẻ em thế giới 2023 với chủ đề "Vắc xin cho mọi trẻ em" cho thấy, 67 triệu trẻ em trên toàn cầu bị bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vắc xin trong hơn ba năm dịch COVID-19 (2019-2021). Nguyên nhân là do các dịch vụ tiêm chủng bị gián đoạn vì hệ thống y tế quá tải, nguồn lực khan hiếm và bị phân tán, tình trạng xung đột. Trong đó, có gần 250.000 trẻ em ở Việt Nam không được tiêm vắc xin đầy đủ. Thiếu vắc xin và miễn dịch từ vắc xin suy yếu có thể dẫn đến nguy cơ bệnh bùng phát trên diện rộng, ảnh hưởng miễn dịch cộng đồng, đe dọa hệ thống y tế cũng như tính mạng người dân.

Tổ chức y tế thế giới WHO đang kêu gọi các nỗ lực tiêm bù, tiêm vét quy mô lớn cho tất cả trẻ em ở Việt Nam đã bỏ lỡ lịch tiêm chủng định kỳ trong đại dịch, khôi phục tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ít nhất là bằng mức của năm 2019, nhằm tránh bất kỳ đợt bùng phát dịch bệnh nào có thể phòng ngừa được bằng vắc xin tại Việt Nam trong tương lai gần.

Tiêm chủng cũng là một trong những khoản đầu tư tốt nhất cho sức khỏe mà chính phủ và các gia đình có thể thực hiện. Theo ước tính của UNICEF, chi phí khám và điều trị bệnh tốn kém gấp 16 lần chi phí tiêm vắc xin phòng bệnh. Chẳng hạn mỗi 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng) đầu tư vào chích ngừa giúp tiết kiệm 1.600 USD (khoảng 40 triệu đồng) chi phí khám và điều trị bệnh.

Bảo Phương
Phiên bản di động