Tiếp xúc với kháng sinh khi còn nhỏ tăng nguy cơ béo phì sau này ở trẻ
Những phiền toái từ hội chứng tự sinh rượu trong cơ thể |
WHO khẳng định kháng sinh không có tác dụng phòng chống virus Corona |
Thế giới đứng trước cơn khủng hoảng thuốc kháng sinh |
Tiếp xúc với kháng sinh khi còn nhỏ (từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi) có nguy cơ béo phì sớm ở trẻ em và tuổi trung niên sau này. Phát hiện của một nhóm các nhà khoa học từ Trường Y khoa Yong Loo Lin (NUS Medicine) Singapore đã được công bố trên tạp chí quốc tế về béo phì (International Magazine of Obesity).
Các nghiên cứu trên chuột đã xác nhận rằng, việc tiếp xúc với kháng sinh khi còn nhỏ gây ra rối loạn chuyển hóa, bao gồm béo phì, do hệ vi sinh vật đường ruột bị suy yếu, mặc dù dữ liệu từ các nghiên cứu ở người còn hạn chế.
Bằng chứng cũng đang tích lũy rằng sự xâm chiếm của hệ vi sinh vật đường ruột khi còn nhỏ đóng vai trò chính trong việc tăng cân và phát triển bệnh béo phì ở độ tuổi muộn hơn (từ 12 đến 14 tuổi).
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. Sử dụng kháng sinh nhiều lần có thể làm gián đoạn sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ em và đóng vai trò là cơ chế tiềm năng để liên kết giữa việc tiếp xúc với kháng sinh và bệnh béo phì sau đó.
Béo phì ở trẻ em là mối lo ngại ngày càng tăng, vì nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe ở tuổi trưởng thành, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2. Thời kỳ sơ sinh là một phần của “cửa sổ phát triển” quan trọng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tiếp theo và bệnh tật sau này. Các tác giả nhấn mạnh.