Thủ đoạn cưỡng đoạt tài sản mới, thu lợi bất chính 300 tỷ đồng
Mua bán nợ, khủng bố tinh thần, thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng
Công an tỉnh Gia Lai thông báo vừa triệt phá một đường dây cưỡng đoạt tài sản quy mô lớn hoạt động tại nhiều tỉnh, thành. Vụ án đang được cơ quan điều tra củng cố hồ sơ để khởi tố với tội danh "cưỡng đoạt tài sản".
Hai nghi phạm cầm đầu đường dây là Nguyễn Văn Bình (37 tuổi, trú quận 12, TPHCM) và Hoàng Quốc Việt (42 tuổi, trú TP Thủ Đức, TPHCM), cùng nhiều đồng phạm khác. Qua điều tra, công an xác định các đối tượng này đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần Đầu tư khai thác quản lý tài sản Việt (VFIN) và Công ty TNHH Kết nối tài chính quốc tế Việt Nam (VIF). Cả hai công ty có trụ sở tại TPHCM và vỏ bọc là doanh nghiệp đầu tư, quản lý tài sản và kết nối tài chính.
Tuy nhiên, hoạt động chính của hai công ty này là mua bán nợ xấu từ các công ty tài chính, tổ chức tín dụng, sau đó tổ chức đòi nợ bằng phương thức khủng bố tinh thần con nợ. Bình và Việt phát triển chi nhánh tại nhiều tỉnh, thành gồm Bình Định, Bình Thuận, Gia Lai, Đà Nẵng, thuê người làm giám đốc và tuyển dụng hàng trăm nhân viên thực hiện các thủ đoạn đòi nợ trái pháp luật.
Lực lượng chức năng khám xét trụ sở |
Ngày 20/1, lực lượng công an đồng loạt khám xét trụ sở chính của hai công ty tại TP.HCM và 4 chi nhánh tại thị trấn Chư Sê (Gia Lai), TP Phan Thiết (Bình Thuận), TP Quy Nhơn (Bình Định) và quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng). Tại đây, cơ quan điều tra thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại và nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động phạm tội.
Theo điều tra, từ tháng 12/2021 đến nay, VFIN và VIF đã chi hơn 110 tỉ đồng để mua 3.247 tỉ đồng nợ xấu từ 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Với thủ đoạn cưỡng đoạt tài sản, hai công ty này đã thu hồi hơn 300 tỉ đồng từ những người vay nợ.
Phương thức đòi nợ của các đối tượng là gọi điện, nhắn tin với nội dung đe dọa, khủng bố tinh thần không chỉ người vay mà cả người thân, bạn bè của họ. Nhân viên công ty sử dụng "sim rác", cắt ghép hình ảnh nhằm bôi nhọ, tạo áp lực buộc con nợ phải trả tiền. Tổng số lượt người vay bị liên quan đến hệ thống này được xác định là hơn 932.000 lượt.
Hiện cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm giữ hình sự 27 đối tượng, triệu tập 12 người liên quan, đồng thời cấm đi khỏi nơi cư trú đối với hàng chục cá nhân khác để tiếp tục điều tra.
Xử lý nghiêm hành vi cưỡng đoạt tài sản
Liên quan đến vụ án trên, trao đổi với báo Tuổi trẻ Thủ đô, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: đây là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến rất nhiều đối tượng, hành vi phạm tội với nhiều người bị hại, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội, thể hiện ý thức coi thường pháp luật nên cơ quan điều tra sẽ tiếp tục mở rộng điều tra vụ án làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.
TS. Luật sư Đặng Văn Cường |
Pháp luật Việt Nam hiện nay nghiêm cấm hoạt động đầu tư kinh doanh đòi nợ thuê, đối với lĩnh vực mua bán nợ của các công ty tài chính thì phải được thực hiện theo trình tự thủ tục luật định, có sự quản lý của nhà nước.
Pháp luật nghiêm cấm hành vi đòi nợ bằng phương thức để giải uy hiếp tinh thần của người khác. Bởi vậy mọi hành vi đe dọa uy hiếp tinh thần của người khác để đòi nợ thì đều là hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội cướp tài sản theo điều 168 hoặc tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 170 bộ luật hình sự.
Bước đầu công an xác định từ tháng 12-2021 đến nay, 2 công ty trên đã chi hơn 110 tỉ đồng mua hơn 3.247 tỉ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Với các thủ đoạn cưỡng đoạt tài sản, các công ty này đã thu hồi số tiền hơn 300 tỉ đồng.
Thượng tá Ngô Gia Cường - trưởng Phòng cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Gia Lai - cho hay bên cạnh hoạt động thu hồi nợ, các công ty này còn lợi dụng cưỡng đoạt tài sản con nợ.
Những người liên quan |
Cụ thể sau khi mua được nợ xấu từ các công ty tài chính, Bình chỉ đạo nhân viên gọi điện, nhắn tin đòi nợ có tính chất khủng bố tinh thần người vay và cả người thân, bạn bè. Theo trích xuất dữ liệu ban đầu, tổng số lượt người vay nợ của hệ thống là hơn 932.000 lượt.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để mở rộng điều tra vụ án, tiếp tục khởi tố bị can đối với các đối tượng khác có liên quan.
Điều 170 Bộ luật hình sự quy định: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác (của con nợ) để đòi nợ (nhằm chiếm đoạt tài sản) thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản, với số tiền chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên thì hình phạt có thể bị áp dụng là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ phương thức thủ đoạn phạm tội, hành vi đe dọa uy hiếp tinh thần của nạn nhân được thể hiện như thế nào và số tiền đã chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đòi nợ trái pháp luật là bao nhiêu, có liên quan đến các đối tượng nào để xử lý theo quy định của pháp luật.
Phương thức thu hồi nợ được các đối tượng bàn bạc thống nhất, chỉ đạo và tổ chức thực hiện như thế nào. Pháp luật quy định đồng phạm là từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện tội phạm. Bởi vậy tất cả các đối tượng có cùng ý chí về việc sử dụng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác đe dọa uy hiếp tinh thần của con nợ để đòi tiền thì đều bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản với vai trò đồng phạm.
Ngoài việc làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng có liên quan để xử lý theo quy định pháp luật thì cơ quan điều tra cũng sẽ tiến hành các thủ tục để xác minh tài sản liên quan đến tội phạm, sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế để thu hồi tài sản do phạm tội mà có, những tài sản có liên quan đến tội phạm để trả lại cho bị hại, đảm bảo thi hành án khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Trước đây những hành vi đòi nợ trái pháp luật diễn ra khá phổ biến gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội nên khi luật đầu tư sửa đổi 2020 thì hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị nghiêm cấm, cơ quan chức năng cũng kiên quyết đấu tranh với hành vi đòi nợ thuê, đòi nợ trái pháp luật. Tuy nhiên, với hoạt động trá hình, núp bóng tinh vi như vụ án này cho thấy hoạt động đòi nợ thuê, đòi nợ trái pháp luật vẫn diễn ra gây bức xúc trong dư luận xã hội, hoạt động của đối tượng này được thực hiện trên phạm vi rộng, nhiều tỉnh thành, với nhiều đối tượng cùng tham gia đã ảnh hưởng đến an ninh trật tự an toàn xã hội nên việc cơ quan điều tra mở rộng điều tra xem xét làm rõ để xử lý là quan trọng và cần thiết để đảm bảo trật tự, Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. "rà soát câu văn, chính tả, viết lại thành bài báo chuyên nghiệp, chia 2 tít phụ, đầy đủ nội dung quan trọng, đây là bài pháp luật, không thêm bớt, làm sai bản chất"