Tăng cường phòng ngừa, quyết liệt đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nhóm sinh viên giả danh 'thầy giải hạn' chiếm đoạt hàng tỷ đồng Bắt cặp vợ chồng có quyết định truy nã lẩn trốn 20 năm Cảnh giác với thủ đoạn tuyển mẫu nhí chụp ảnh làm đại diện thương hiệu |
Xuất hiện thủ đoạn mạo danh nhà trường lừa đảo thu học phí |
Tội phạm lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng
Ngày 27/7, UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo đó, thời gian vừa qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP Hà Nội diễn biến phức tạp, vẫn tiếp tục xảy ra các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản (CĐTS) theo phương thức truyền thống như: Giả danh cán bộ cơ quan Nhà nước, người nhà lãnh đạo cấp cao để lừa xin việc làm, “chạy chức”, “chạy án”...
Các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức sau đó sử dụng vào mục đích ký kết các hợp đồng để lừa đảo CĐTS; Lừa đảo trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, hoạt động lừa đảo CĐTS trên không gian mạng gia tăng mạnh, diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi có tính chất xuyên quốc gia gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong Nhân dân, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự.
Trong 3 năm qua, công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo CĐTS nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã và sự ủng hộ tích cực từ người dân trên địa bàn TP.
Công tác nắm tình hình có nhiều chuyển biến lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng. Công tác phòng ngừa xã hội được quan tâm, chú trọng triển khai đồng bộ, đã góp phân nâng cao nhận thức của người dân về loại tội phạm này.
Trong 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, số vụ điều tra khám phá, số đối tượng bắt giữ năm sau cao hơn năm trước, trong đó có nhiều vụ án, chuyên án lớn, điển hình, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo CĐTS trên không gian mạng tiếp tục gia tăng hoạt động, thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và có tổ chức chặt chẽ. Thành phố đã triển khai thực hiện đồng bộ quyết liệt trên các lĩnh vực: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến giáo dục pháp luật tại cộng đồng và trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; Tham mưu, đề xuất bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng, đường dây có liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tập trung phát hiện, xử lý, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này.
Thành phố Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 166/KH-UBND của UBND TP. Qua 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg, TP đã thu được kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được các cấp, các ngành quan tâm vào cuộc, cùng với cơ quan Công an, các báo đài, trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội tăng cường, thường xuyên đưa tin, bài viết tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của loại tội phạm này. Qua đó, đại đa số người dân đã nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của loại tội phạm này để chủ động phòng ngừa, phần nào đó hạn chế các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra.
Tăng cường các biện pháp quản lý tự phòng ngừa
Hàng ngày, đại bộ phận người dân trên địa bàn thành phố đã bị các đối tượng lừa đảo gọi điện, nhắn tin để dụ dỗ, lôi kéo nhưng nhiều người đã cảnh giác, không bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số người đã bị các đối tượng lừa đảo chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Công tác phối hợp với các ngân hàng để tuyên truyền phòng ngừa đã có hiệu quả, nhiều vụ việc người bị hại đến ngân hàng chuyển tiền đã được ngăn chặn kịp thời. Công tác rà soát, đánh giá, xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật được đẩy mạnh. Công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phòng ngừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản được triển khai mạnh mẽ, kịp thời.
Các đơn vị tăng cường phát hiện, tiếp nhận, xử lý, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tỷ lệ phát hiện, điều tra, xử lý kỳ sau cao hơn cùng kỳ năm trước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống Nhân dân. Công tác điều tra khám phá với loại tội phạm này rất khó khăn, tuy nhiên, cơ quan điều tra - Công an TP Hà Nội đã điều tra khám phá được một số vụ án lớn, gây tiếng vang.
Qua đó, phát hiện được một số sơ hở, thiếu sót trong công tác phòng ngừa để đề xuất các biện pháp có hiệu quả hơn. Các cơ quan, đơn vị, các ban, nghành, tổ chức đoàn thể đã phối hợp để làm tốt công tác tuyên truyền phòng ngừa, công tác thu thập thông tin tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm, các ngân hàng đã phối hợp kịp thời phong tỏa tài khoản để hạn chế thiệt hại...
Trong thời gian tới, TP Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lừa đảo CĐTS, trọng tâm là các công tác tuyên truyền cho người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật; chế tài xử lý đối với tội phạm và các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo CĐTS. TP thông tin rộng rãi, kịp thời, công khai, minh bạch trong Nhân dân về chủ trương phát triển kinh tế, an sinh xã hội, dự án bất động sản, quy hoạch xây dựng…; Tuyên truyền, thông báo về hành vi, thủ đoạn hoạt động lừa đảo CĐTS gắn với các vụ việc, vụ án cụ thể mang tính điển hình để người dân chấp hành pháp luật, đề cao cảnh giác, bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, tăng cường các biện pháp quản lý tự phòng ngừa, bảo vệ tài sản.
Thành phố tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật, đánh giá các lĩnh vực dễ phát sinh các hoạt động lừa đảo, phát hiện sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước để tổng hợp báo cáo, kiến nghị xem xét, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; Chủ động tham mưu, kiến nghị, hoàn thiện, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong hoạt động tố tụng hình sự.
Nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp, các đoàn thể một cách đồng bộ; Tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy chế phối hợp đã ký kết giữa các bộ, ban, ngành, nghiên cứu, xây dựng các quy chế, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.