Sử dụng “Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt sở đất” ứng phó hoàn lưu bão số 13

Tổng cục KTTV đã tập hợp tất cả các bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên, bản đồ địa hình, các sườn dốc, các phong hóa… để đưa ra Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết hơn so với các bản tin cập nhật theo ngày.
Bão số 13 tăng cấp khi tiến sát vào đất liền, gió giật cấp 17 Bão số 13 tiến nhanh vào đất liền, 3 tỉnh khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà

Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái cho biết, hiện nay, tất cả các nghiên cứu địa chất còn thiếu thông tin. Mưa vẫn là nguyên nhân chính gây ra sạt lở đất. Tổng cục KTTV đã tập hợp tất cả các bản đồ phân vùng tai biến môi trường tự nhiên, bản đồ địa hình, các sườn dốc, các phong hóa… để cố gắng đưa ra bản đồ cảnh báo chi tiết hơn so với các bản tin cập nhật theo ngày.

Sử dụng “Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt sở đất” ứng phó hoàn lưu bão số 13
Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái

Theo ông Trần Hồng Thái, Tổng cục đã liên hệ với các nhà địa chất từ Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, các chuyên gia của các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia ngồi lại với nhau để đưa ra bản đồ từ các phân vùng, các lớp địa chất để xác định các ngưỡng có thể sinh ra sạt lở.

“Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đã được gửi về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh. Đề nghị các Đài KTTV tỉnh hướng dẫn các địa phương sử dụng bản đồ này để kịp thời tham mưu cho BCH PCTT&TKCN tỉnh sử dụng bản đồ, phục vụ công tác ứng phó cơn bão số 13”, Tổng Cục trưởng Trần Hồng Thái nói.

Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành nhấn mạnh, kinh nghiệm các đợt sạt lở đất trong những năm qua cho thấy, lượng mưa tích luỹ trong một thời gian dài có ý nghĩa rất lớn. Do vậy, đề nghị bổ sung yếu tố “lượng mưa tích luỹ” trong Bản đồ cảnh báo nguy cơ về lũ quét, sạt sở đất nói trên.

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, mưa một trận thì một phần ít đất chảy xuống sông, suối; nhưng nếu mưa 2,3 trận, rồi đến 10 trận thì ngấm nước sâu dần nguy cơ sạt lở, trượt lở cũng nâng dần lên. Qua báo cáo của Viện Khoa học Địa chất & Khoáng sản cũng như báo cáo của đoàn công tác Bộ NN&PTNT, Bộ xây dựng trong các đợt sạt lở vừa qua đã phân rất rõ thành 2 loại: lũ quét và trượt lở.

Sử dụng “Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt sở đất” ứng phó hoàn lưu bão số 13
Hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng ở Quảng Nam. Ảnh: Intenet

Thứ trưởng phân tích, hình thế ta luy, độ dốc ngấm nước, cung trượt và trượt xuống thường cục bộ, gây thiệt hại cho những nhà cửa, người dân ở trong cung trượt đó. Những vụ thiệt hại lớn đều do lũ ống, lũ quét, yếu tố dòng lũ bị tắc nghẽn lại gọi là “tích thủy”. Khi lượng nước bị dồn lại thành một khối lớn, làm thay đổi cả dòng chảy, đổ thẳng vào một khu dân cư lớn như một làng.

Do vậy, trong Bản đồ nguy cơ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất phải lưu ý phân biệt rõ 2 hình thái: lũ quét, trượt lở. “Đây mới chỉ là bước khởi đầu, chúng ta sẽ phải tiếp tục tham gia tích cực vào việc nâng cao năng lực ứng phó lũ quét, sạt lở đất trong thời gian tới”, Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Tài nguyên Môi trường
baotainguyenmoitruong.vn
Phiên bản di động