Phạt mức cao nhất nếu tài xế không kiểm tra nồng độ cồn
Lái xe đầu kéo có nồng độ cồn gây tai nạn nghiêm trọng tại Lạng Sơn Người dân còn nhiều nghi ngại về ngưỡng nồng độ cồn Hà Nội: 5 ngày 84 trường hợp vi phạm nồng độ cồn |
Thượng tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT Công an TP HCM cho biết trong 6 ngày qua, đơn vị đã lập biên bản xử phạt hơn 2.000 trường hợp vi phạm luật giao thông. Trong số này có 200 người vi phạm nồng độ cồn, gồm 190 xe máy và 10 ôtô.
Xử lý nghiêm CSGT uống rượu lái xe
Theo ông Phong, người lái ôtô đều vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp nhất, bị phạt từ 6-8 triệu và tước GPLX 10-12 tháng. Việc xử lý tài xế uống rượu bia được thực hiện liên tục thời gian qua nên CSGT không gặp trở ngại khi áp dụng Nghị định 100/2019.
Theo chỉ huy Phòng CSGT Công an TP HCM, nghị định mới không cấm người dân uống rượu bia mà chỉ quán triệt đã dùng rượu bia thì không được lái xe. Đơn vị này cũng quán triệt
cán bộ, chiến sĩ đề cao tinh thần, trách nhiệm. CSGT nào sử dụng đồ uống có cồn mà lái xe cũng bị xử lý nghiêm.
6 ngày đầu 2020 có 200 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý ở TP HCM. Ảnh: An Huy. |
Ông Phong cũng cho biết máy móc kiểm tra nồng độ cồn đã được kiểm định, đảm bảo kỹ thuật. Mỗi trường hợp kiểm tra đều được lắp ống thổi mới nên người dân không lo lây bệnh truyền nhiễm.
“Cái chính của việc kiểm tra nồng độ cồn là giúp người dân tuân thủ pháp luật, tự bảo vệ bản thân. Mục đích CSGT kiểm tra nồng độ cồn không phải thu tiền phạt mà tuyên truyền để người dân chấp hành luật tốt hơn”, vị trưởng phòng nói.
3 giây đã xác định được có cồn hay không
Theo ông Huỳnh Trung Phong, nếu người tham gia giao thông không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn sẽ được áp dụng mức phạt cao nhất. Còn khi kiểm tra, thiết bị đo báo có nồng độ cồn thù mọi trường hợp đều bị lập biên bản vi phạm.
Việc đo nồng độ cồn được CSGT thực hiện theo công nghệ quốc tế. Tài xế nói chuyện 3 giây đã xác định được có cồn hay không. Nếu không phát hiện nồng độ cồn, CSGT sẽ mời tài xế tiếp tục lộ trình.
Còn nếu phát hiện nồng độ cồn, người vi phạm sẽ đậu xe vào lề đường thổi máy. Lúc này, chỉ số về nồng độ cồn là căn cứ áp dụng khung xử phạt.
Nếu không đo nồng độ cồn, tài xế sẽ bị phạt mức cao nhất. Ảnh: An Huy. |
Ngoài ra, trong dịp này, CSGT TP HCM cũng sẽ kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện.
“Năm 2019 là bước đột phá mới của CSGT trong áp dụng khoa học kỹ thuật xử lý vi phạm giao thông qua hình ảnh và đạt được hiểu quả tích cực. Năm 2020, hình thức này tiếp tục phát huy hơn nữa để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông”, ông Phong nói.