Những hình ảnh ấn tượng "có một không hai" trên sao Hỏa
Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng trên sao Hỏa được các tàu thăm dò của NASA ghi lại trong nhiều năm qua.
Bức ảnh tự chụp của tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity Mars cho thấy hình ảnh của phương tiện này tại địa điểm khoan Quela thuộc khu vực Murray Buttes trên núi Mount Sharp. |
Hình ảnh dấu tích của lòng sông trên sao Hỏa được vệ tinh quỹ đạo chụp lại với các màu sắc cho thấy sự khác nhau về độ cao. Màu xanh là ở mức thấp và màu vàng là ở mức cao. |
Tàu thăm dò Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã ghi lại hình ảnh miệng hố Korolev này vào năm 2018, với hơn 80km nước đóng băng gần cực bắc. |
Tàu Quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter) đã sử dụng camera HiRISE để ghi lại một khu vực với cấu trúc khác thường ở sườn phía nam của miệng hố Gale. |
Nham thạch khi lạnh dần lưu giữ lại hình ảnh giống như "dấu chân" ở một khu vực phía đông nam của sao Hỏa. |
Mặc dù sao Hỏa không hoạt động địa lý giống như Trái Đất nhưng các đặc điểm trên bề mặt hành tinh này chủ yếu được định hình bởi gió. Những địa hình được điêu khắc như thế này, được gọi là yardang, vốn rất phổ biến trên hành tinh đỏ. Trên cát, gió sẽ tạo thành những gợn sóng lăn tăn và những đụn cát nhỏ. Do bầu khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng nên ánh sáng không phân tán được nhiều, vì thế, bóng của các yarrdang rất tối và sắc nét. |
Những khối đá nhỏ giàu hematite này nằm gần miệng hố Fram được tàu thăm dò Opportunity của NASA chụp lại vào tháng 4/2004. Những khoáng chất này cho thấy sao Hỏa từng có một môi trường nhiều nước. |
Hình ảnh này cho thấy các dòng chảy theo mùa ở Valles Marineris trên sao Hỏa. |
Sao Hỏa được biết tới là nơi có những trận bão cát vây quanh hành tinh. Những hình ảnh được chụp năm 2001 này từ tàu thăm dò Mars Global Surveyor của NASA cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ của sao Hỏa khi lớp bụi do hoạt động của bão cát ở phía nam dần bao trùm khắp hành tinh. |
Hình ảnh ghép từ nhiều bức ảnh khác nhau cho thấy các khu vực cao hơn của núi Mount Sharp được tàu thăm dò Curiosity của NASA chụp lại vào tháng 9/2015. Sự thay đổi của các lớp khoáng chất trong hình ảnh này đã cho thấy sự thay đổi về môi trường trên sao Hỏa vào thời kỳ đầu. |
Máy đo địa chấn của tàu thăm dò sao Hỏa InSight đã lần đầu tiên ghi lại được một "marsquake" - một cơn địa chấn nhỏ trên hành tinh khác ngoài Trái Đất vào tháng 4/2019. |
HiRISE đã ghi lại các lớp trầm tích và một khối băng sáng màu ở cực bắc của sao Hỏa. |
Nili Patera là một khu vực trên sao Hỏa, nơi mà những cồn cát và những gợn sóng di chuyển rất nhanh. HiRISE trên tàu Quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa, vẫn tiếp tục quan sát khu vực này 2 tháng/lần để xem xét sự thay đổi theo mùa hàng năm. |
Tàu thăm dò Curiosity của NASA ghi lại một bức ảnh với độ phân giải cao nhất từng chụp được về bề mặt sao Hỏa vào cuối năm 2019. Bức ảnh này được tạo thành từ hơn 1.000 tấm ảnh khác nhau và có dung lượng là 1,8 tỷ pixel. |
Tàu thăm dò Mars Global Surveyor của NASA ghi lại hình ảnh từ quỹ đạo của khu vực cực bắc trên sao Hỏa. |
Hình ảnh ấn tượng của một miệng hố rộng hơn 30 mét trên sao Hỏa được camera HiRISE ghi lại vào tháng 11/2013. |
Hình ảnh trông có vẻ giống như bánh quy và kem này thực ra là những cồn cát và băng ở vùng cực của sao Hỏa. |
Đám mây ở trung tâm của hình ảnh này thực ra một tháp bụi xảy ra trên sao Hỏa vào năm 2010 và được tàu Quỹ đạo Trinh sát sao Hỏa ghi lại. Những đám mây màu xanh và trắng là nước bốc hơi. |
HiRISE đã ghi lại ình ảnh một miệng hố rộng khoảng 1km ở bán cầu nam của sao Hỏa vào tháng 6/2014. Miệng hố này cho thấy băng tuyết ở những sườn dốc phía nam khi sao Hỏa chuẩn bị bước sang mùa xuân. |
Hai cơn rung chấn lớn nhất từng được tàu Insight của NASA phát hiện dường như xuất phát từ một khu vực trên sao Hỏa gọi là Cerberus Fossae. Các nhà khoa học trước đó đã phát hiện được những dấu hiệu của hoạt động kiến tạo tại đây, bao gồm cả các trận lở đất. Hình ảnh này được camera HiRISE chụp lại./. |
Nguồn: VOV