Những ai không nên ăn dưa lê?
Ngộ độc thực phẩm vì ăn dưa lê để tủ lạnh qua đêm Phòng chống ngộ độc hải sản khi đi biển dịp hè Nguy cơ ngộ độc từ những bữa cỗ |
Giúp cải thiện làn da và sức khỏe
Ăn dưa lê là một cách bổ sung vitamin C, là điều kiện cần thiết để sản xuất collagen. Đây là một dạng Protein cấu trúc quan trọng để sửa chữa và duy trì các mô da, nuôi dưỡng làn da hồng hào.
Ngoài ra, vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ miễn dịch và có thể giúp chống lại virut gây sốt và cảm cúm. Dưa mật là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
Đây cũng là loại trái cây có hàm lượng kali dồi dào và natri thấp, có ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh huyết áp. Trong một khẩu phần dưa lê 177g cung cấp 12% lượng kali mà cơ thể cần mỗi ngày. Để duy trì mức huyết áp ổn định, bạn có thể thêm dưa lê vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo một thống kê kéo dài 7 năm trên nửa triệu người từ các chuyên gia cho biết những người tiêu thụ trái cây hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 12% so với những người hiếm khi ăn. Lượng Carb trong dưa lê có thể làm tăng lượng đường trong máu tạm thời, tuy nhiên, nó cũng cung cấp chất xơ và nhiều khoáng chất, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu theo thời gian.
Dưa lê có tác dụng loại bỏ các loại giun, sán trong ruột. Đó là lý do tại sao bạn nên cho trẻ ăn dưa lê trong mùa hè vì nó giúp trẻ phòng ngừa các căn bệnh về tiêu hóa |
Loại quả này cũng chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương chắc khỏe, bao gồm folate, vitamin K và magiê. Nhiều nghiên cứu cho biết rằng thực phẩm chứa folate có khả năng thúc đẩy xương khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, vitamin K tham gia vào quá trình sản xuất một protein cấu trúc chính trong xương được gọi là osteocalcin. Vì vậy, bổ sung đầy đủ vitamin K là điều cần thiết để giúp xương khỏe mạnh.
Ngoài ra, dưa lê có khoảng 90% là nước và chứa các chất điện giải. Hàm lượng nước và các chất dinh dưỡng giúp dưa lê trở thành món lý tưởng sau khi tập luyện hoặc sau thời gian bị bệnh. Bạn cũng có thể sử dụng dưa lê để bổ sung nước hàng ngày.
Những ai nên hạn chế ăn dưa lê
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để phát huy tối đa được công dụng, chúng ta cần lưu ý: Theo thói quen, nhiều người thường gạt bỏ hạt vì cho rằng hạt dưa không tốt cho tiêu hóa.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm chưa thật sự khoa học. Bởi vì, hạt dưa lê chứa nhiều loại dưỡng chất cần cho cơ thể như: Giàu protein, giàu axit béo omega 3 và nguồn vitamin A,C,E dồi dào. Không những thế trong hạt dưa lê còn chứa lượng canxi cao.
Nếu thuộc nhóm đối tượng có thể trạng hàn hoặc đang điều trị các bệnh lý liên quan đến thận thì cần cắt giảm lượng dưa lê |
Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích người ăn dưa lê nên ăn cả hạt để nhận được nguồn dưỡng chất tuyệt đối từ loại quả này tuy nhiên ăn quá nhiều dưa lê trong một bữa không phải là tốt.
Điều này sẽ khiến bạn không thể ăn bổ sung được các nhóm thực phẩm khác, thậm chí có thể cảm thấy chướng bụng và đầy hơi. Tốt nhất mỗi bữa chỉ nên ăn từ 3 - 4 miếng, duy trì ăn từ 1 - 2 bữa trong tuần là hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có thể trạng hàn hoặc đang điều trị các bệnh lý liên quan đến thận thì cần cắt giảm lượng dưa lê trong khẩu phẩn ăn để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Bí quyết chọn dưa ngon, an toàn sức khỏeNên mua dưa vào những ngày nắng vì trời càng nắng dưa càng ngọt. Ngược lại không nên mua dưa vào những ngày mưa vì nước mưa sẽ làm dưa nhạt hơn nhiều. Không nên gạt bỏ phần hạt vì các axit béo omega-3 trong hạt dưa lê đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các vấn đề về tim mạch. Nên chọn những quả tròn đều, chắc, da cứng, vỏ đang còn lớp lông măng mỏng, tỏa mùi thơm dễ chịu (nếu dưa bị ngâm hóa chất thì lớp lông măng và mùi hương đều sẽ không còn). Không chọn những quả vẹo vọ, nứt hoặc đã chín nhũn, vì những quả dưa lê như này ăn vào sẽ rất dễ ngộ độc. Dưa lê có tác dụng loại bỏ các loại giun, sán trong ruột. Đó là lý do tại sao bạn nên cho trẻ ăn dưa lê trong mùa hè vì nó giúp trẻ phòng ngừa các căn bệnh về tiêu hóa. |