Nhà tâm lý học chia sẻ 7 lời khuyên giúp trẻ nhỏ ngủ một mình
Theo một nghiên cứu, có 30% đến 40% trẻ em trên thế giới đều gặp vấn đề về giấc ngủ. Bởi vậy, việc dỗ các con ngủ có thể khiến các bậc phụ huynh trở nên cực kỳ mệt mỏi và bực bội. Đặc biệt là khi mới bắt đầu tạo cho con thói quen ngủ riêng, ngủ một mình.
Các nhà tâm lý học đã đưa ra một số lời khuyên để giúp trẻ dễ ngủ hơn trong giai đoạn này.
| |
1. Tạo thói quen đi ngủ
Cho con tắm vào một thời điểm nhất định, để con lựa chọn một cuốn sách để đọc trước khi đi ngủ, hoặc lựa chọn một bộ đồ ngủ mà con thích có thể tạo ra sự hứng thú khi đi ngủ. Quan trọng là việc cha mẹ phải thiết lập một khung giờ cố định để đi ngủ, điều đó sẽ tạo ra thói quen tốt cho con.
“Đến giờ đi ngủ, ngoài việc đọc sách, hát ru những bài hát nhẹ nhàng, cha mẹ tuyệt đối không cho con chơi các hoạt động thể chất trong không gian ồn ào, tạo ra những sự kích thích nhất định. Cũng tránh xa những thiết bị điện tử” một nhà tâm lý học cho biết.
2. Tiếp xúc da kề da rất quan trọng
Theo nghiên cứu, việc da kề da vô cùng quan trọng với trẻ em. Được chạm vào bố mẹ khiến trẻ em bình tĩnh, an tâm và ngủ ngon hơn. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ thiếu tiếp xúc thân thể đáng kể với cha mẹ sẽ có nhiều hormone cortisol gây căng thẳng - điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề bao gồm cả việc không ngủ ngon, quấy khóc và không muốn ngủ một mình.
Lời khuyên là các bậc cha mẹ hãy ôm, hôn và chạm vào con mình nhiều hơn vào ban ngày, để quá trình ngủ ban đêm của con nhẹ nhàng hơn.
| |
3. Chuyển sang ánh sáng mờ
Ánh sáng gửi thông điệp rõ ràng đến bộ não ta rằng: hãy tỉnh táo. Các nhà khoa học đã đã chỉ ra, bước sóng màu xanh trong ánh sáng trắng gây sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, vì nó ức chế sự giải phóng melatonin làm thư giãn và khiến chúng ta buồn ngủ. Điều này cũng đúng cho trẻ sơ sinh và trẻ em.
Vì vậy, hãy chuyển sang đèn mờ vào ban đêm. Có thể sử dụng những đèn ánh sáng vàng để xoa dịu não bộ, gây buồn ngủ.
4. Ở bên con đến khi con ngủ say
Cha hoặc mẹ có thể ngồi trên ghế hay nằm bên cạnh cho đến khi con say ngủ. Sau đó nhẹ nhàng rời khỏi phòng con. Việc này đã được chứng minh là có hiệu quả ở cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bởi các nhà khoa học và các chuyên gia về giấc ngủ.
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần ngồi gần cho đến khi bé ngủ. Trong khoảng 3 tuần, con sẽ quen với việc ngủ một mình mà không có sự hiện diện của cha mẹ.
5. Sử dụng phương pháp kiểm soát cơn khóc
Mục tiêu của phương pháp này là giúp trẻ học cách ngủ một cách độc lập và tự làm dịu. Khi con khóc vì phải ngủ một mình hoặc tỉnh giấc, cha mẹ sẽ đến kiểm tra và trấn an con nhưng không dỗ dành. Hãy để trẻ tự xoa dịu bản thân trong một khoảng thời gian 3 phút và tăng dần.
Một kỹ thuật khác nhằm để trẻ sơ sinh học cách tự làm dịu mà không cảm thấy bị bỏ rơi đã được Tracy Hogg phổ biến. Nó đòi hỏi sự tiếp cận nhẹ nhàng và kiên nhẫn của cha mẹ: Bế em bé cho đến khi chúng bình tĩnh và buồn ngủ, sau đó đặt chúng xuống trong khi chúng vẫn còn thức. Quá trình nên được lặp đi lặp lại cho đến khi em bé có thể ngủ được.
|
6. Tùy chỉnh giờ đi ngủ
Cách này có sự khác biệt so với tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho bé, phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Thay vì dần loại bỏ thời gian dỗ đứa trẻ, bố mẹ chỉ cần tạm lùi thời gian ngủ của bé từ nửa tiếng đến 1 giờ sau đó dần chỉnh thời gian này về đúng thời gian ngủ mong muốn và khi đó bé nhiều khả năng sẽ tự đi vào giấc ngủ.
7. Hồi tưởng cơn ác mộng
Các nghiên cứu cho thấy những cơn ác mộng xảy ra ở ít nhất 80,5% trẻ em và khiến chúng bị tỉnh giấc giữa đêm với cảm giác sợ hãi. Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách trấn an rằng chúng an toàn. Hãy cùng con hồi tưởng lại cơn ác mộng và vẽ nên một kết thúc hạnh phúc, vui vẻ. Các nhà khoa học cũng đề nghị phụ huynh nên cho con đọc và tham gia vào các hoạt động đọc sách để giúp trẻ nhỏ đối mặt với nỗi sợ hãi của mình.